Tăng cường sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa cơ quan trong thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 98 - 100)

thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng

Để tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan trong thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, cần tập trung các vấn đề cụ thể sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng.

Do cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng là hoạt động khó khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành nên cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong việc tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan. Trước hết, trong phạm vi toàn tỉnh, Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh và các huyện, thành, thị cần duy trì tốt việc giao ban thường xuyên và định kỳ với các ngành nội chính theo Quy định số 51-QĐ/TW, ngày 19/4/2007 của Ban Chấp hành Trung ương về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ và Quy chế của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh để kịp thời lãnh đạo cơng tác nội chính nói chung, trong đó có cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng. Sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên hơn nữa của cấp uỷ đảng nhằm mục đích cuối cùng là phát huy sức mạnh tổng hợp giữa cấp uỷ, các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể và cơng dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc các cấp cần tăng cường hơn nữa giám sát chính quyền và cơ quan chuyên trách về cơng tác phịng, chống tham nhũng. Định kỳ nghe ngành Tư pháp và các cơ

quan chun trách báo cáo cơng tác phịng, chống tham nhũng, kịp thời có giải pháp chỉ đạo giải quyết những vụ việc khó khăn, phức tạp, nhạy cảm..., tập hợp và báo cáo với Trung ương những kiến nghị, đề xuất đảm bảo tăng cường công tác phịng, chống tham nhũng có hiệu quả.

- Xây dựng Quy chế phối hợp, trao đổi thông tin, thực thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng giữa các cơ quan Thanh tra, Kiểm tra, Cơng an, Tồ án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp. Quy chế phối hợp cần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, nhất là các cơ quan chuyên trách về phịng, chống tham nhũng, các cơ quan Cơng an, Thanh tra, Kiểm sát và Tịa án. Theo đó, đối với những vụ việc khó khăn, phức tạp các cơ quan hữu quan phải chủ động sắp xếp thời gian để trao đổi nghiệp vụ, có giải pháp tổ chức thi hành tốt nhất. Khi tham gia phối hợp công tác, nếu không thống nhất ý kiến phải lập thành văn bản và báo cáo lãnh đạo để giải quyết.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan hữu quan thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước cho cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng.

- Toà án nhân dân cần làm tốt công tác xét xử theo nguyên tắc đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Mọi hành vi phạm tội về tham nhũng cần được xử lý nghiêm minh, kịp thời.

- Viện kiểm sát nhân dân cần tăng cường hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án tham nhũng. Để đáp ứng yêu cầu trên đòi hỏi cán bộ, kiểm sát viên ngành Kiểm sát khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát thi hành án phải hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đồng thời phải nắm chắc kỹ năng thực hành quyền công tố và kỹ năng kiểm sát. Đổi mới mạnh mẽ trong việc vận dụng linh hoạt các phương thức công tác kiểm sát, thường xuyên bám sát các hồ sơ để nghiên cứu phát hiện kháng nghị kịp thời những vi phạm của Toà án nhân dân các cấp. Bố trí lựa chọn đủ số lượng Kiểm sát viên có trình độ năng lực nghiệp vụ và bản lĩnh

chính trị vững vàng để làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát đối với các vụ án tham nhũng.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w