- Dân số toàn tỉnh (2006) là 1.314.498 người; tỷ lệ tăng dân số hàng năm trung bình là 1,03%/năm (2005 - 2009). Dân số trong độ tuổi lao động là 768.500 người, chiếm 58,5% dân số toàn tỉnh; tốc độ tăng nguồn lao động trung bình giai đoạn 2005 - 2009 là 2,1%/năm; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp thấp chiếm 27,4% trong tổng số lao động cần bố trí việc làm. Tồn tỉnh có 23 dân tộc anh em, trong đó đơng nhất là là các dân tộc Kinh, Mường; phân bổ dân cư không đồng đều, mật độ dân cư cao ở thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao, huyện Thanh Sơn.
- Kinh tế duy trì tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực; các ngành, lĩnh vực phát triển khá tồn diện. Tốc độ tăng trưởng bình qn 5 năm đạt 10,6%; quy mô nền kinh tế tăng 2,24 lần; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11,8 triệu đồng tăng 2,2 lần so với năm 2005. Cơ cấu kinh tế chuyển dịnh theo hướng tiến bộ, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh; cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịnh khá tích cực; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động trong nông nghiệp và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp.
- Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, anh sinh xã hội được bảo đảm. Giáo dục - đào tạo phát triển, chất lượng giáo dục phổ thông từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập. Công tác quản
lý nhà nước về giáo dục, đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực; cơng tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên được quan tâm, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng. Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng; mạng lưới y tế các tuyến được củng cố; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện được tăng cường. Chất lượng khám chữa bệnh có nhiều tiến bộ, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến trong khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến tỉnh. Thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội về y tế, mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên nhất là với trẻ em, người nghèo, dân tộc thiểu số. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được củng cố và mở rộng ở tất cả các tuyến.
Hoạt động văn hóa, thơng tin, thể thao được triển khai tích cực; chú trọng xây dựng quy hoạch, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được coi trọng. Hoạt động báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật có nhiều tiến bộ, chất lượng ngày càng nâng lên. Phong trào thể dục thể thao được đẩy mạnh và ngày càng được tăng cường.
Giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách đối với người có cơng và các chính sách an sinh xã hội đạt được nhiều kết quả. Cơng tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm 21,8%; các chính sách xã hội đối với người có cơng với nước, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện đầy đủ, kịp thời; các hoạt động nhân đạo từ thiện được chú trọng; thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng lên.
Bên cạnh đó, trong 05 năm (2005 - 2010) qua, tỉnh Phú Thọ còn một số khuyết điểm, hạn chế là:
- Kinh tế phát triển chưa vững chắc; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng; chưa đạt mục tiêu ra khỏi tỉnh nghèo; chuyển dịnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cịn chậm; sản xuất hàng hóa
trong nơng nghiệp phát triển chưa vững chắc; năng xuất, chất lượng vật nuôi cây trồng còn thấp; dịch vụ, du lịch phát triển chậm chưa tương xứng với tiềm năng; ứng dụng khoa học cơng nghệ vào sản xuất cịn chậm; kết cấu hạ tầng phát triển khá nhưng chất lượng chưa cao.
- Chất lượng một số lĩnh vực xã hội còn hạn chế, yếu kém; giáo dục toàn diện, đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu xã hội; cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có mặt cịn hạn chế; trình độ, chất lượng khám chữa bệnh cịn bất cập. Cơng tác xã hội hóa chưa được đẩy mạnh, huy động nguồn lực từ xã hội cho phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học công nghệ… chưa nhiều.
- Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có mặt cịn hạn chế. An ninh trật tự cơ sở còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp; chất lượng tổng hợp của lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên ở một số địa phương, đơn vị chưa cao. Thực hiện tiến trình cải cách tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trong tranh tụng tại phiên tịa…
- Cơng tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị đổi mới chưa nhiều, một số yếu kém, hạn chế chậm được khắc phục. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của nhiều tổ chức cơ sở Đảng chưa được nâng cao; quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, đấu tranh phê bình và tự phê bình cịn yếu. Tình trạng thiếu trách nhiệm, cơ hội, suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, cục bộ, địa phương trong một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn cịn diễn ra. Cơng tác cải cách hành chính chuyển biến chưa mạnh mẽ, nhất là trong việc thực hiện các quy trình, thủ tục hành chính đã ban hành. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể nhân dân một số nơi cịn hình thức; công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng chưa sâu rộng…