đủ các cơ chế thuận lợi để báo chí phát huy mạnh mẽ vai trị của mình góp phần tích cực và có hiệu quả vào đấu tranh chống tham nhũng; lựa chọn và hỗ trợ một số cơ quan báo chí ở Trung ương có tơn chỉ, mục đích hoạt động gắn liền tun truyền chính sách, pháp luật về phịng, chống tham nhũng.
Thứ tư, xây dựng quy định về thống kê, đo lường, đánh giá chính xác, khách quan theo các chuẩn mực hiện đại về thực trạng tham nhũng và hiệu quả công tác cơng tác phịng, chống tham nhũng.
Để đánh giá chính xác, khách quan thực trạng tham nhũng, kết quả phòng, chống tham nhũng cần phải xây dựng được hệ thống các tiêu chí đo lường tham nhũng và kết quả phòng, chống tham nhũng. Vấn đề đặt ra là các tiêu chí này phải được xây dựng làm sao vừa dễ định lượng để thuận lợi trong thống kê, so sánh số liệu, vừa bảo đảm tính đại diện để khi đánh giá sát với thực tế. Q trình xây dựng các tiêu chí đánh giá, đo lường thực trạng tham nhũng và kết quả cơng tác phịng, chống tham nhũng nên nghiên cứu kinh nghiệm nước ngồi, sử dụng chun gia có trình độ về lĩnh vực phòng, chống tham nhũng; thường xun rà sốt để mở rộng các tiêu chí mới có tác dụng trong việc đánh giá thực trạng tham nhũng và cơng tác phịng, chống tham nhũng đồng thời cập nhật đầy đủ các thơng tin dữ liệu theo tiêu chí cũng như sửa đổi, bổ sung các số liệu thể hiện trong các tiêu chí nhằm bảo đảm tính chính xác và tính khách quan.
3.2.2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan chuyên trách phòng,chống tham nhũng chống tham nhũng
Để bảo đảm thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở tỉnh Phú Thọ, bên cạnh hoàn thiện pháp luật, việc kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng và nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan này là hết sức cần thiết. Có thể nói, từ khi được thành lập, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh, huyện đã đi vào hoạt động có nề nếp, phát huy vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng; làm đấu mối, phối hợp các ngành, các địa phương trong việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, kết quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng nhìn chung chưa đáp ứng được u cầu, vì vậy, theo Kết luận của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, các cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng sẽ trực thuộc các cơ quan của Đảng. Cụ thể là, ở Trung ương thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư là Trưởng ban, ở chính quyền địa phương cũng chuyển cơ quan này sang các cơ quan của Đảng trực tiếp thực hiện. Như vậy, để kiện toàn cơ quan chuyên trách phòng, chống tham nhũng ở địa phương, ở Phú Thọ cần tập trung một số giải pháp cụ thể sau:
- Cần phải kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan giúp việc cho các Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng theo hướng tăng thẩm quyền và nâng cao năng lực hoạt động phòng, chống tham nhũng.
- Xây dựng quy định về cơ chế giám sát hoạt động của các cơ quan chuyên trách phịng, chống tham nhũng, trong đó có cả giám sát từ bên trong và giám sát từ bên ngoài để phát hiện các trường hợp cán bộ, công chức thuộc các cơ quan này khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử, xử lý tham nhũng lại có hành vi bao che, thiếu tích cực, gây chậm trễ, kéo dài thời gian xử lý và đặc biệt là có hành vi tham nhũng, vụ lợi.
- Quy định rõ tiêu chuẩn của cán bộ, công chức ở các cơ quan, đơn vị chuyên trách phòng, chống tham nhũng; cho họ được hưởng lương theo chế độ đặc thù, bổ sung trang thiết bị hiện đại để bảo đảm cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được hiệu quả, thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ phịng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức thuộc các cơ quan này.
- Điều chỉnh quy định về cơ chế phối hợp trong hoạt động phòng, chống tham nhũng của các đơn vị chuyên trách thuộc các cơ quan Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh nhằm khắc phục sự chồng chéo và quan hệ thiếu rành mạch, hợp lý giữa các đơn vị này với các đơn vị khác trong các cơ quan này.
- Các cơ quan chức năng về phòng, chống tham nhũng cũng cần xây dựng quy chế phối hợp với nhau trong cơng cuộc phịng, chống tham nhũng (không chỉ quy định về trao đổi, cung cấp thông tin, dữ liệu và chuyển hồ sơ từ cơ quan thanh tra sang cơ quan điều tra như hiện nay mà phải phối hợp tồn diện hơn), trong đó, nêu rõ các trường hợp phối hợp, quy trình, thủ tục phối hợp và trách nhiệm của mỗi bên.