Chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng ngừa tham nhũng ở tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 51 - 58)

phòng ngừa tham nhũng ở tỉnh Phú Thọ

Một là, thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ

chức, đơn vị và kê khai tài sản, thu nhập.

Thực hiện các quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch trong các lĩnh vực: Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, mua sắm tài sản công, xây dựng cơ bản, thu - chi ngân sách nhà nước, huy động và sử dụng các nguồn vốn đóng góp của nhân dân; mua sắm, sử dụng trang thiết bị làm việc, phương tiện đi lại; điều chỉnh, bổ sung phương án phân cấp nguồn thu - chi, định mức phân bổ dự toán ngân sách địa phương (giai đoạn 2007 - 2010) theo hướng tăng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngành, các cấp; việc quản lý và sử dụng trụ sở làm việc, đất đai, nhà ở, cơng trình phúc lợi cơng cộng và các tài sản khác; công khai các quy định về thủ tục hành chính và kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về tham nhũng... theo các quy định của pháp luật về phịng, chống tham nhũng.

Thực hiện Cơng văn số 722 -CV/TU ngày 18/12/2007 của Tỉnh uỷ về việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản và thu nhập, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 03/01/2008 về tập huấn kê khai tài sản, thu nhập; giao cho Thanh tra tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ giúp UBND tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn của tỉnh (mời Thanh tra Chính phủ truyền đạt nội dung; đối tượng tập huấn là Thủ trưởng, Chánh thanh tra và Trưởng phịng Tổ chức hành chính của các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND, Chánh thanh tra, Chánh văn phòng của các huyện, thành, thị); sao gửi văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ về kê khai tài sản, thu nhập cho

các đối tượng phải kê khai (Nghị định số 37/2007/NĐ-CP; Quyết định số 85/2008/QĐ-TTg; Thông tư 2442/2007/TT-TTCP; Nghị định số 68/2011/NĐ- CP; Thông tư số 01/2010/TT-TTCP). Sau hội nghị tập huấn của tỉnh, các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị cơ sở đã tổ chức tập huấn kê khai tài sản, thu nhập cho các đối tượng phải kê khai theo quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng (tỷ lệ cán bộ, công chức tham gia tập huấn đạt 91%; số đối tượng phải kê khai đạt 99%); hàng năm, theo báo cáo của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, đảng viên phải kê khai theo quy định đều đạt trên 99,6%.

Qua công tác kê khai tài sản và xác minh, kết luận, công khai kết quả xác minh hàng năm cho thấy: Công tác kê khai tài sản, thu nhập cơ bản đáp ứng yêu cầu về thời gian; việc kê khai, tổ chức giao nhận và lưu giữ bản kê khai đúng quy định. Kết quả xác minh, kết luận, công khai kết quả xác minh tài sản, thu nhập thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, trong qua trình kê khai tài sản, thu nhập có khó khăn, vướng mắc: Nội dung của bản kê khai tài sản, thu nhập chưa rõ ràng, cụ thể nên có nhiều cách hiểu khác nhau; nhiều đối tượng khi kê khai tài sản cho rằng khó đánh giá về giá trị hao mịn tài sản của mình qua nhiều năm sử dụng; việc kê khai tài sản, thu nhập là vấn đề mới, đối tượng kê khai rộng, thời gian ngắn do đó thực hiện chưa đảm bảo tiến độ; việc gửi bản kê khai tài sản, thu nhập cho cơ quan có thẩm quyền lưu giữ cịn chậm; một số cơ quan, đơn vị kê khai chưa đúng hướng dẫn, chưa đúng đối tượng hoặc thiếu đối tượng phải kê khai theo quy định...

Thực hiện Chỉ thị số 20/2007/TC-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhằm phòng ngừa tham nhũng, ngay từ đầu năm 2008, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị triển khai thực hiện (sao gửi văn bản; ban hành văn bản chỉ đạo, chỉ đạo Thanh tra tỉnh, Văn phòng Ban Chỉ

đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh thanh tra, kiểm tra, đơn đốc q trình thực hiện); đến hết tháng 12/2009, việc thực hiện trả lương qua tài khoản đã được thực hiện ở các cơ quan cấp tỉnh (các phòng, ban thuộc Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh; các sở, ban, ngành) và 6/13 huyện, thành, thị (còn 07/13 huyện chưa thực hiện việc trả lương qua tài khoản do ở đó ngân hàng chưa lắp đặt hệ thống máy ATM); đến hết tháng 12/2010, còn 01/13 huyện chưa thực hiện việc trả lương qua tài khoản theo quy định.

Hai là, thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

Hàng năm, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đều chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp theo quy định tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính; tăng cường việc rà sốt để kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp: Xây dựng, ban hành, thực hiện Quy chế làm việc; Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công; Quy chế dân chủ ở cơ sở; Quy chế tuyển dụng, điều động, luôn chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ); công tác quản lý phương tiện đi lại, thông tin liên lạc, trụ sở làm việc, trang thiết bị phục vụ công tác nghiệp vụ theo các quy định của nhà nước...

Hàng năm, đều chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và UBND các huyện, thành, thị tiến hành rà soát, tham mưu với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản về quy định chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với từng chức danh trong cơ quan, đơn vị; công khai và giám sát quá trình thực hiện; xây dựng một số văn bản hồn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính để phịng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong một số lĩnh vực như: Quản lý ngân sách (rà soát, tham mưu, ban hành văn bản về đánh giá, nhận xét chi thường xuyên, chi hỗ trợ; cơ chế kiểm soát vốn đầu tư; chuẩn mực kế tốn cơng và cơng tác báo cáo tài chính,...); quản lý vốn đầu tư (cơ chế giám sát thực hiện

danh mục đầu tư, sử dụng vốn đầu tư, quy chế quản lý tài sản, trang thiết bị, phương tiện làm việc...); quản lý tài chính doanh nghiệp (xây dựng tiêu chí đánh giá doanh nghiệp, ban hành chỉ thị về công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp...); soạn thảo quy định về tặng quà, nhận và nộp trả lại quà theo quy định. Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm túc Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế tốn tại đơn vị về sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm; đồng thời chỉ đạo Kho bạc nhà nước tỉnh và Sở Tài chính phối hợp tăng cường cơng tác kiểm sốt chi ngân sách đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật; kiên quyết xuất toán những khoản chi vượt chế độ, định mức, khơng đúng mục đích, khơng đúng đối tượng...

Ba là, cơng tác cải cách hành chính và cơng tác cán bộ.

- Về cơng tác cải cách hành chính: UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo kịp

thời việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, bố trí, sắp xếp lại các sở, ngành (theo Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008); UBND các huyện, thành, thị (theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP); ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 15/01/2009 của UBND tỉnh; tiếp tục chỉ đạo cơng tác cải cách hành chính phục vụ phịng, chống tham nhũng tại các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị (về thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức) mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và cải cách nền hành chính cơng; kiên quyết loại bỏ các thủ tục gây phiền hà cho các tổ chức, cơ quan và người lao động, thực hiện việc phân cấp sâu đối với công tác tổ chức, cán bộ và các lĩnh vực kinh tế, xã hội; phát huy hiệu quả việc thực hiện quy chế một cửa ở tất cả các cấp trong tỉnh; chỉ đạo việc rà soát các thủ tục hành chính để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định khơng cịn phù hợp, đề xuất theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính (loại bỏ 46 lĩnh vực; chuyển thẩm quyền giải quyết theo phân cấp 11 lĩnh vực; bổ sung 163 lĩnh vực; sửa

đổi cho phù hợp 94 lĩnh vực); triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương, tỉnh về cải cách hành chính, làm việc ngày thứ 7 và sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và cấp huyện theo quy định; tiếp tục chỉ đạo thực hiện cơ chế một cửa liên thông ở một số ngành, lĩnh vực (cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu đối với doanh nghiệp....) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân, từng bước ngăn chặn việc lợi dụng thủ tục hành chính để gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân; xây dựng và ban hành danh sách mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính (683 mẫu đơn, tờ khai) trong hồ sơ hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa để áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh (rút ngắn được 50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định, tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt 99,7%); các sở, ban, ngành đã giảm dần các hoạt động tác nghiệp, sự vụ và tập trung vào nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tại 10 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ (cuối tháng 12/2008 đã tiến hành nghiệm thu đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 cho 10 cơ quan hành chính nhà nước; năm 2010 cho 14 cơ quan hành chính nhà nước); ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2009 - 2010 theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Kế hoạch số 36 -KH/TU ngày 22/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2567/QĐ-UBND ngày 09/9/2008 về Chương trình hành động đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh, đề ra 06 nhóm nhiệm vụ chủ yếu là: Tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác cải cách hành chính; cải cách thể chế; cải cách tổ chức, bộ máy hành chính;

xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức; cải cách tài chính cơng; hiện đại hố hành chính. Chỉ đạo việc rà sốt các văn bản pháp luật và đơn giản hoá thủ tục hành chính để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định khơng cịn phù hợp (Ban hành bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh; Bộ thủ tục hành chính áp dụng tại cấp huyện, xã); chỉ đạo việc sơ kết giai đoạn I, triển khai giai đoạn II của Đề án 30 trên địa bàn tỉnh; tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện các văn bản của Trung ương, tỉnh về cải cách hành chính, làm việc ngày thứ 7; tiến hành sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và cấp huyện theo quy định; tiếp tục chỉ đạo thực hiện các văn bản về cải cách tài chính cơng, về cơ chế một cửa liên thơng ở một số ngành, lĩnh vực (cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu đối với doanh nghiệp).... Tiếp tục chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP về tinh giảm biên chế; sơ kết việc triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc khốn biên chế và kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp.

- Về công tác cán bộ: Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 543

-QĐ/TU và Quyết định số 544 -QĐ/TU của Tỉnh uỷ về phân cấp tổ chức cán bộ và công tác đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, tái cử, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý (kiện toàn, bầu bổ sung 71 thành viên UBND các cấp; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 59 cán bộ thuộc Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quản lý); trong đó chú trọng việc bố trí, điều chuyển cán bộ tại các vị trí liên quan đến việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước nhằm từng bước loại bỏ những điều kiện phát sinh tham nhũng; công tác tuyển dụng cán bộ được thực hiện thông qua thi tuyển công khai, dân chủ, đúng kế hoạch và quy trình quy định; việc chọn cử cán bộ đi học đúng tiêu chuẩn, phù hợp với chức danh và gắn với công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo ở các cấp, chống lãng phí trong cơng tác đào tạo (bồi dưỡng nghiệp vụ cho 734 cán bộ; bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho

6.710 đại biểu HĐND cấp xã; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 581 cán bộ, công chức; tiếng Anh trình độ C cho 88 cơng chức...).

Căn cứ Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ “Quy định danh mục các vị trí cơng tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ, công chức, viên chức”, hàng năm Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Năm 2009, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 41/KH-BCĐ ngày 06/11/2008 về việc kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ tại một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra và tổng hợp kết quả tại 31 cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh cho thấy: Thủ trưởng một số sở, ban, ngành và các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ tại cơ quan và các đơn vị trực thuộc theo quy định (sao gửi tài liệu, tổ chức quán triệt...), triển khai thực hiện (xây dựng danh mục chuyển đổi, kế hoạch chuyển đổi, lập danh sách chuyển đổi, thực hiện việc chuyển đổi...); việc chuyển đổi vị trí cơng tác cho các đối tượng cần chuyển đổi đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, dân chủ, khơng mất đồn kết, khơng làm tăng hoặc giảm biên chế và chưa phát hiện thấy có hiện tượng vì mục đích vụ lợi; trong q trình thực hiện chuyển đổi đã chú ý đến cơ cấu chuyển đổi, năng lực công tác của người được chuyển đổi, làm tốt công tác tư tưởng và thực hiện đúng quy trình nên khơng có trường hợp nào chống đối hoặc khiếu nại, tố cáo trong quá trình thực hiện chuyển đổi; MTTQ và HĐND cùng cấp đã thực hiện được vai trò giám sát trong việc triển khai thực hiện.

Bốn là, xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp.

Hàng năm, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền, ban,

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w