tham nhũng từ năm 2008 - 2011 ở tỉnh Phú Thọ
Qua tình hình thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng thời gian qua của tỉnh Phú Thọ cho thấy kết quả đạt được của công tác này trên một số ưu điểm nổi bật sau đây:
Một là, đã tạo được sự thống nhất trong nhận thức, đồng thuận trong
triển khai, hành động của các cấp, các ngành; từng cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và nhân dân trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng.
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản khác về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, trong 04 năm (2008 - 2011), Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Phú Thọ đã thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể và nhân dân các dân tộc trong tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, lần thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X); Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ và các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các văn bản của Bộ, ngành ở Trung ương; Chương trình hành động số 07 -CT/TU ngày 27/11/2006, Kế hoạch số 63 -KH/TU ngày 13/3/2009 và các văn bản khác của Tỉnh ủy; Quyết định số 3664/2006/QĐ-UBND ngày 29/12/2006, Kế hoạch số 2448/KH-UBND của UBND tỉnh và một số văn bản khác về triển khai thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng; coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên đối với tỉnh, từ đó đã tạo được sự thống nhất trong nhận thức, đồng thuận trong triển khai, hành động của các cấp, các ngành; từng cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên và nhân dân trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng.
Tỉnh ủy Phú Thọ chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đồn thể căn cứ vào chủ trương, định hướng của Tỉnh ủy để xây dựng, cụ thể hoá các quy định của Đảng và Nhà nước về cơng tác phịng, chống tham nhũng thành các văn bản (Nghị quyết, Chỉ thị…) phù hợp với các điều kiện thực tế của từng cấp ủy, chính quyền, đồn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương, từ đó tổ chức, chỉ đạo thực hiện đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí.
Hai là, các cơ quan chức năng của tỉnh đã ban hành kịp thời nhiều văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn, thực thi các quy định của pháp luật phòng, chống tham nhũng. UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng theo quy định của pháp luật; tăng cường và chủ động tổ chức tốt các cuộc thanh tra, kiểm tra (theo chương trình, kế hoạch hoặc đột xuất) việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế, thực hiện nhiệm vụ công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, ngăn chặn hoặc xử lý theo thẩm quyền những hành vi tham nhũng; kịp thời phát hiện, chỉ đạo kiên quyết xử lý dứt điểm một số vụ việc phát hiện có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong những lĩnh vực nhạy cảm dễ nảy sinh tham nhũng (đầu tư, xây dựng cơ bản; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý thu chi ngân sách; quản lý, mua sắm và sử dụng tài sản công và một số lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến công tác đến bù giải toả mặt bằng, chính sách xã hội); chỉ đạo và giao cho Thanh tra tỉnh là cơ quan thường trực của UBND tỉnh trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cơng tác phịng, chống tham nhũng; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo kết quả cơng tác phịng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ và Thanh tra Chính phủ theo quy định.
Ba là, đã có sự phối hợp khá chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả giữa
các cơ quan, đơn vị trong thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng. Những năm qua, tỉnh Phú Thọ thường xuyên có sự phối hợp giữa cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đồn thể khác trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật nói chung và Luật Phịng, chống tham nhũng, Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ, Kế hoạch số 2448/KH- UBND của UBND tỉnh và một số văn bản pháp luật mới ban hành về cơng tác phịng, chống tham nhũng nói riêng nên tạo ra sự đồng thuận, nhất trí, ủng hộ cao của tồn xã hội, do đó hiệu quả trong cơng tác tuyên truyền và triển khai thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng ngày càng có hiệu quả rõ rệt.
Các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện và cơ sở, căn cứ các quy định, định hướng, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ và của cấp trên đã triển
khai trong toàn cơ quan, đơn vị, địa phương mình; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, đảng viên triển khai thực hiện; thường xun theo dõi, chỉ đạo, đơn đốc q trình thực hiện; thực hiện chế độ thơng tin, báo cáo theo quy định.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ và các thành viên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tỉnh ủy Phú Thọ đã phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng và một số văn bản khác; thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, lần thứ chín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X); ban hành các văn bản hoạt động của Ban Chỉ đạo và văn bản chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã triển khai thực hiện; đồng thời có theo dõi, kiểm tra, đơn đốc quá trình thực hiện. Hàng năm, Mặt trận Tổ quốc tỉnh đều tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, kết hợp với việc sơ kết, tổng kết thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và các cuộc vận động khác trên địa bàn (cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động xây dựng gia đình kiểu mẫu; cuộc vận động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang; cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa; cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư…).
Bốn là, tỉnh Phú Thọ đã tiến hành đồng thời cả việc phòng ngừa, phát
hiện và xử lý vi phạm trong thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng. Qua kết quả thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng của tỉnh cho thấy, các cơ quan, ban ngành của tỉnh đã triển khai thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, đặc biệt là Luật Phòng, chống tham nhũng trên tất cả các phương diện, từ các biện pháp phịng ngừa tham nhũng (thực hiện cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và kê khai tài sản, thu nhập; thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; cải cách hành chính và cơng tác cán bộ; xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề
nghiệp...), đến các biện pháp phát hiện, xử lý tham nhũng (giải quyết đơn tố cáo; tiến hành thanh tra, kiểm tra; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm tham nhũng...). Có thể thấy, trên tất cả các phương diện phòng và chống tham nhũng đều đạt được những kết quả đáng kể, trong đó đã coi trọng phịng ngừa là chính, đi đơi với việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng.
Năm là, hoạt động thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng của các
cơ quan chuyên trách ở tỉnh nhìn chung có hiệu quả, đóng góp tích cực vào cơng cuộc phịng, chống tham nhũng của tỉnh. Có thể nói, Ban Chỉ đạo phịng, chống tham nhũng tỉnh và Thanh tra tỉnh đã thể hiện khá tốt vai trò là cơ quan tham mưu, cơ quan chuyên trách, là "tai mắt" của chính quyền địa phương trong việc phịng ngừa và xử lý tham nhũng. Những năm qua, các cơ quan này đã khơng ngừng kiện tồn về tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, cơng chức. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo phịng, chống tham nhũng tỉnh và Thanh tra tỉnh cũng đã không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tích cực đi đầu và là khâu trung tâm, kết nối, phối hợp nỗ lực chung của tồn bộ hệ thống chính trị trong cơng tác phịng, chống tham nhũng.
Từ kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng, những năm qua, tình hình tham nhũng ở tỉnh Phú Thọ đã từng bước được ngăn chặn và đẩy lùi. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Trong trong những năm qua (từ 2008 - 2011), tuy trong điều kiện có nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, giá nhiều loại vật tư, nguyên liệu quan trọng có biến động lớn; nhiều doanh nghiệp thiếu vốn sản xuất; nhiều dự án đầu tư trọng điểm phải đình hỗn hoặc giãn tiến độ; thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài; thiên tai, lũ lụt xảy ra trên diện rộng; dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn ra liên tiếp gây thiệt hại lớn đối với sản xuất và đời sống nhân dân..., tuy nhiên kinh tế - xã hội những năm qua
tiếp tục phát triển và đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu vật ni, cây trồng chuyển dịch đúng hướng, tăng diện tích các cây trồng có giá trị kinh tế cao; sản xuất cơng nghiệp vượt qua khó khăn và duy trì phát triển; các ngành du lịch, dịch vụ tiếp tục phát triển; thu hút vốn đầu tư, thu ngân sách nhà nước và xuất khẩu đạt mức cao; môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; hoạt động văn hố xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng; thực hiện các nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, an ninh nông thôn được giữ vững, đời sống dân cư ổn định trên địa bàn tồn tỉnh; thời gian qua (2008 - 2011) khơng để xảy ra những vụ tham nhũng lớn, nghiêm trọng.