Xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, cơng bằng, công khai, minh bạch

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 107 - 110)

bằng, công khai, minh bạch

Thực tiễn thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng ở Phú Thọ cũng như trên phạm vi cả nước cho thấy, lĩnh vực kinh tế, quản lý kinh tế là một trong những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng nhất. Vì vậy, để đảm bảo

thực hiện pháp luật phịng, chống tham nhũng có hiệu quả, cần xây dựng một mơi trường kinh doanh lành mạnh, trong đó tập trung những vấn đề sau:

- Cần xác định rõ vai trị của cơ quan hành chính nhà nước, chủ yếu là UBND tỉnh Phú Thọ đối với kinh tế của địa phương. Đây thực chất là quá trình tách bộ máy quản lý nhà nước khỏi việc điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, mà trước hết là các doanh nghiệp nhà nước hay các doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc bãi bỏ cơ chế xin - cho tài chính, bao cấp, chủ quản đối với doanh nghiệp, hình thành cơ chế quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường. Làm được như vậy sẽ khắc phục tình trạng tha hóa quyền lực của khơng ít cán bộ, cơng chức cứ cho rằng mình đứng trên doanh nghiệp, có quyền ban phát cho doanh nghiệp. Về phía các doanh nghiệp nhà nước hoặc có vốn góp của nhà nước, sẽ buộc phải chủ động hơn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động chứ không thể "ăn bám" vào sự trợ giúp của nhà nước.

- Đẩy mạnh hơn nữa tốc độ đa dạng hóa các hình thức sở hữu, xóa bỏ tính chất "vơ chủ" trong tất cả các lĩnh vực thuộc sở hữu nhà nước. Để làm được điều này, cần đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh để tạo ra cơ chế tự kiểm soát ngay bên trong các đơn vị kinh tế. Những doanh nghiệp không thể chuyển đổi được như doanh nghiệp cơng ích thì áp dụng chế độ khốn hoặc cho th sao cho tài sản của nhà nước được sử dụng có hiệu quả, khơng phải "tiền chùa" để quan chức bòn rút hay chi tiêu phung phí. Bên cạnh đó, nhà nước cần hồn thiện chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và quản lý chặt chẽ quá trình cổ phần hóa từ các khâu định giá, xác định tỷ lệ giá trị tài sản nhà nước trong giá trị tài sản của doanh nghiệp cổ phần; cơng khai hóa việc mua bán cổ phần của doanh nghiệp được chuyển đổi. Nếu không làm tốt điều này thì sẽ tạo cơ hội cho việc biến cổ phần hóa thành tư nhân hóa, hợp pháp hóa tài sản do tham nhũng mà có.

- Tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc thiết lập một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và để cho các hoạt động kinh tế tuân thủ quy luật khách quan của kinh tế thị trường. Vì vậy cần phải cải cách thị trường theo hướng giảm tính độc quyền của các doanh nghiệp. Có như vậy mới khắc phục được phân biệt đối xử giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân, cá thể, mới bẻ gãy được mối liên kết không lành mạnh giữa doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan công quyền, và do vậy, mới giảm được mức độ tham nhũng.

- Rà sốt lại và hồn thiện chính sách, luật pháp về kinh tế, những yêu cầu về giấy phép phiền hà và khơng cần thiết phải được xóa bỏ, quyền xử lý tùy tiện đối với các vấn đề kinh doanh phải được giảm bớt. Kiện tồn những cơng cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế của nhà nước như tài chính, ngân hàng, kiểm tốn... phù hợp với cơ chế thị trường, khắc phục triệt để những tàn dư của thể chế hành chính bao cấp trước đây.

- Quản lý chặt chẽ vốn, tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa của tỉnh. Thực hiện cơ chế giám sát tài chính, phát huy quyền giám sát của người lao động và thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp này.

- Đổi mới và hoàn thiện việc hoạch định chính sách và bàn hành văn bản pháp luật về kinh tế. Việc xây dựng hệ thống thể chế phải theo nguyên tắc công khai, minh bạch, phải thu hút tối đa các doanh nghiệp, các hội, hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia, tổ chức tư vấn độc lập... tham gia vào q trình hoạch định chính sách, xây dựng thể chế và tổ chức thực hiện các chính sách, thể chế kinh tế. Việc xây dựng thể chế phải tôn trọng nguyên tắc: Nhà nước chỉ làm những việc thực sự cần thiết đúng với chức năng của nhà nước, còn để thị trường tự điều tiết theo quy luật của thị trường, doanh nghiệp tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh. Vì vậy, theo quy luật của kinh tế thị trường, phải trả lại quyền cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có quyền tự

do kinh doanh, cạnh tranh và hợp tác bình đẳng giữa các loại doanh nghiệp, khơng phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

- Xử lý nghiêm các hợp đồng kinh tế có yếu tố tham nhũng. Những hợp đồng này trên thực tế đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đến chất lượng của các cơng trình, đến cơ chế vận hành của nền kinh tế địa phương. Do vậy, để hạn chế tình trạng này thì các hợp đồng kinh tế liên quan đến các yếu tố tham nhũng phải được xác định và vô hiệu và thiệt hại do việc thực hiện hợp đồng đó gây ra thì bên hối lộ để được hợp đồng phải chịu. Ngoài ra, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, kể cả trách nhiệm kinh tế lẫn trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w