TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 44 - 47)

NHŨNG Ở TỈNH PHÚ THỌ

Sau hơn năm năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị quyết số 04 -NQ/TW ngày 21/8/2006 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (Khố X); Chương trình hành động số 07 -CT/TU ngày 27/11/2006

của Tỉnh ủy Phú Thọ về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X); Kế hoạch số 63 -KH/TU ngày 13/3/2009 của Tỉnh ủy Phú Thọ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về "Tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với cơng tác phịng chống tham nhũng, lãng phí", cơng tác thực hiện phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ; các cấp uỷ đảng, chính quyền; các ban, ngành, đồn thể và nhân dân tích cực chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời theo kế hoạch chung của Trung ương và đạt được những kết quả nhất định, góp phần phát triển kinh tế, ổn định an ninh chính trị trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh Phú Thọ đã kịp thời ban hành các văn bản thể chế hoá sự chỉ đạo của Trung ương, tổ chức hội nghị quán triệt tới các cấp, ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo việc triển khai thực hiện theo quy định. Trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phịng, chống tham nhũng ngồi hình thức tổ chức hội nghị (chuyên đề hoặc lồng ghép), sao gửi văn bản cịn được triển khai dưới nhiều hình thức khác (trên hệ thống truyền thanh, thi kể chuyện…), quy mô ngày càng được mở rộng (cả phạm vi lẫn quy mô tổ chức). Việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được chỉ đạo kịp thời, thường xuyên; từ công tác chỉ đạo việc xây dựng, đến triển khai thực hiện; tăng cường việc rà soát, kiểm tra, đơn đốc q trình thực hiện để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Công tác phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo và ngày càng được tăng cường; do đó những hành vi vi phạm được kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật. Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể nhân dân có nhiều cố gắng và bước đầu đổi mới trong việc phát huy vai trò giám sát các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi công vụ. Việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã được

gắn với việc thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với các cuộc vận động lớn trên địa bàn; đặc biệt là thơng qua cuộc thi tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà từ năm 2010 đã chuyển trọng tâm từ “học tập” sang “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…; qua đó nhận thức của các Cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, công chức và nhân dân được nâng lên, từ đó đã có tác dụng tích cực trong việc đấu tranh ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí. Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của tỉnh và Bộ phận giúp việc được thành lập nhanh chóng đi vào hoạt động; chủ động xây dựng, ban hành, thực hiện các văn bản về tổ chức, hoạt động, kế hoạch công tác…, bước đầu đã có hiệu quả nhất định trong việc thực hiện phịng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh... Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2005 - 2010) đánh giá: Cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí bước đầu có kết quả. Đã thể chế hóa chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành các quy định của của Cấp ủy và chính quyền; đồng thời tích cực tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X), gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những vụ tham nhũng được phát hiện đều xử lý nghiêm theo pháp luật; vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, đảng viên và nhân dân, hệ thống thông tin đại chúng trong phịng, chống tham nhũng, lãng phí được phát huy.

Tuy nhiên, cơng tác thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; tình hình tham nhũng chưa có chiều hướng giảm, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, khó phát hiện, nhất là trong một số lĩnh vực nhạy cảm (quản lý tài chính ngân sách; cơng tác đầu tư xây dựng cơ bản; công tác quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên; công tác quản lý, sử dụng tài sản công; trong công tác giáo dục - đào tạo…). Lãnh đạo một số cấp uỷ đảng, chính quyền nhất là cấp cơ sở hoặc đơn

vị trực thuộc chưa thực sự quan tâm chỉ đạo thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng; việc tự kiểm tra chưa nhiều, chưa thường xuyên, chưa kịp thời; tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng, cơ quan chưa cao, còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy, nể nang và ngại va chạm; việc chủ động phát hiện tham nhũng ở nhiều cơ quan, đơn vị chưa cao. Vai trị của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan đơn vị chưa được phát huy; một bộ phận cán bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức trình độ chun mơn hạn chế, trong thực thi cơng vụ cịn sai sót, vi phạm. Một số vụ việc tham nhũng đã phát hiện nhưng q trình điều tra, xác minh kết luận cịn để kéo dài, xử lý tin báo tội phạm về tham nhũng chưa được thiết lập chặt chẽ, khoa học; chế độ thông tin, tổng hợp, báo cáo về kết quả phòng, chống tham nhũng ở nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chưa tốt đã có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả phối hợp chỉ đạo, triển khai thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trên địa bàn toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w