Tiền lương, phụ cấp

Một phần của tài liệu Xây dựng các chính sách tạo động lực làm việc cho nhân viên văn phòng tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay nội bài, thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

7. Bố cục của đề tài

1.4. Các chính sách tạo động lực cho nhân viên văn phòng

1.4.1.1. Tiền lương, phụ cấp

Tiền lương là theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Tiền lương là sự trả

công hoặc thu nhập bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền hoặc ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng luật pháp, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm” [3,34].

Ở Việt Nam, theo quan điểm cải cách tiền lương năm 1993, “Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thoả thuận giữa những người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường” [1,03]. Chính vì vậy, tiền lương có một vai trị hết sức quan trọng không chỉ đối với tất cả những người lao động mà còn đối với mọi doanh nghiệp.

31

Các hình thức trả lương: Trả lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm và trả lương hỗn hợp.

Tổ chức công tác tiền lương và chế độ trả lương hợp lý, cơng bằng sẽ tạo ra hồ khí cởi mở giữa những người lao động, hình thành khối đồn kết thống nhất, trên dưới một lịng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển và vì lợi ích của bản thân họ. Chính vì vậy mà người lao động tích cực làm việc bằng cả nhiệt tình, hăng say và có quyền tự hào vì mức lương họ đạt được. Hoặc khi cơng tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp thiếu tính cơng bằng và hợp lý thì khơng những hiệu quả cơng việc khơng được đảm bảo nó sẽ sinh ra mâu thuẫn nội bộ rất gây gắt giữa những người lao động với nhau.

Một ví dụ cụ thể trong các doanh nghiệp nhà nước đó là mức lương q thấp, khơng đủ trang trải chi phí sinh hoạt thường nhật, vì vậy xuất hiện tình trạng rất phổ biến cho các nhân viên đó là “chân ngồi dài hơn chân trong”, họ phần lớn không quan tâm đến hiệu quả cơng việc của doanh nghiệp mình mà chỉ lao vào kiếm tiền ở bên ngoài. Đặc biệt, thời gian gần đây hiện tượng “chảy máu chất xám” đã được “kêu cứu” ở rất nhiều tỉnh, thành trên cả nước do việc cán bộ trong cơ quan nhà nước bỏ ra ngoài làm cho tư nhân, các cơng ty liên doanh có nguồn thu nhập cao hơn rất nhiều so với làm nhà nước… Vì vậy rõ ràng ta thấy rằng lương đóng vai trị rất quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động.

Phụ cấp: là khoản tiền mà doanh nghiệp hỗ trợ người lao động do việc họ

đã nhận thêm trách nhiệm hoặc do họ phải làm việc trong những điều kiện ít an tồn, khó khăn hay khơng ổn định. Phụ cấp là để bổ sung cho lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động và tạo ra sự cân bằng giữa những người trong cơng ty, góp phần phục vụ hồn thành công việc một cách tốt nhất. Trên thực tế, có rất nhiều hình thức phụ cấp như: phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp khu vực phụ cấp lưu động... Trên cơ sở định nghĩa như vậy chúng ta thấy được phụ cấp có hai tác dụng chính:

Nâng cao thu nhập: các khoản trợ cấp thêm cho người lao động sẽ giúp cho người lao động có thêm thu nhập, bù đắp cho những trách nhiệm nặng nề hơn mà họ lại phải làm. Ngồi ra trợ cấp có tác dụng kích thích tinh thần đối với người lao

32

động, hiểu được sự khó khăn trong cơng việc mà họ đang làm, họ cảm nhận được sự thấu hiểu từ phía cấp trên đối với họ do đó họ sẽ tin tưởng vào doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Xây dựng các chính sách tạo động lực làm việc cho nhân viên văn phòng tại công ty cổ phần dịch vụ hàng không sân bay nội bài, thành phố hà nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(163 trang)
w