Khái niệm về nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 28 - 29)

2.2 Lợi thế cạnh tranh và các chiến lược cạnh tranh

2.2.1.1Khái niệm về nguồn lực

Theo tác giả Rudolf Grunig – Richard Kuhn, thì các nguồn lực của công ty như sau: là các tài sản hữu hình và vơ hình, là năng lực của cá nhân và tổ chức, và

19 Philip Kotler, Quản trị marketing, NXB Thống Kê, năm 2006, trang 54. 20

các yếu tố đặc trưng của các vị thế thị trường; là các nguồn lực do cơng ty kiểm sốt; là các nguồn lực hình thành nền tảng của các lợi thế cạnh tranh trong phối thức21.

Nguồn lực bao gồm tất cả tài sản, các năng lực, các quy trình của tổ chức, các đặc tính của doanh nghiệp, thơng tin, kiến thức,… được kiểm sốt bởi một doanh nghiệp mà có thể giúp doanh nghiệp nghĩ ra và triển khai các chiến lược để cải thiện hiệu suất và hiệu quả hoạt động (Daft, 1983).

Cịn theo ngơn ngữ của phân tích chiến lược truyền thống, các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm các điểm mạnh mà doanh nghiệp có thể dùng để nghĩ ra và triển khai các chiến lược của họ (Learned, Christensen, Andrews, & Guth 1969; Porter 1981)22.

Nguồn lực của doanh nghiệp hay tổ chức bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn vật chất hữu hình, các nguồn lực vơ hình23.

Tuy doanh nghiệp sở hữu nhiều nguồn lực nhưng không phải tất cả chúng đều có giá trị như nhau. Nguồn lực có thể xem là có giá trị nếu nó góp phần thiết yếu vào việc tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp thì phải thỏa mãn cả bốn tiêu chí sau: (1) có giá trị, (2) hiếm có, (3) khó thay thế, và (4) khó bắt chước, thường được gọi tắt là VRIN24. Nguồn lực đáp ứng tiêu chí VRIN cần được doanh nghiệp khám phá và đầu tư nhằm đạt đến lợi thế cạnh tranh bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 28 - 29)