Nhóm giải pháp 4: Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 84)

Sự phát triển của Masan phụ thuộc nhiều vào khả năng tuyển dụng và giữ được các nhân viên có năng lực phù hợp cho các vị trí quản lý cấp cao, bất kì sự thay đổi nhân sự chủ chốt nào trong nội bộ Công ty cũng đều ảnh hưởng lớn đến hoạt động, doanh thu của Cơng ty. Do đó, tác giả có một số kiến nghị trong nhóm giải pháp về đội ngũ quản trị cấp cao như sau:

Công ty cần xem xét xây dựng chiến lược phát triển bộ máy quản trị cấp cao một cách thật hiệu quả, nhằm hạn chế những rủi ro phát sinh nếu có. Và, chính sách này đảm bảo được thực thi một cách hiệu quả. Tác giả không đi sâu vào vấn đề này, chắc chắn Ban quản trị đã xem xét thấu đáo và hiểu rất rõ về vấn đề này.

Công ty tiếp tục áp dụng chính sách chun mơn hóa, chế độ lương thưởng, đãi ngộ phù hợp cho các cán bộ nhân viên có năng lực phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh của mình để giúp ổn định bộ máy quản trị cấp cao.

Hiện nay từng bộ phận riêng lẻ trong bộ máy của công ty hoạt động rất hiệu quả, nhưng để đạt đến một hiệu quả trên tổng thể và giúp mang lại giá trị khách hàng lớn nhất thì việc phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của tất cả các bộ phận với nhau là việc làm rất cần thiết. Vì vậy, vai trị của Ban quản trị cấp cao là phối hợp tất cả các bộ phận của công ty để trở thành “một guồng máy hoạt động hiệu quả”, để có thể mang lại những giá trị ngày càng lớn cho khách hàng. Sự phối hợp một cách chặt chẽ tất cả các hoạt động trong công ty sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội, mang tính bền vững cho cơng ty.

4.5 Nhóm giải pháp 5: Phát triển công nghệ; tăng cường hoạt động kiểm soát chất lượng

Masan luôn phải đối mặt với các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và các trách nhiệm tiềm tàng đối với các sản phẩm. Do đó, chính sách kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh an tồn thực phẩm (GMP/HACCP) ln được áp dụng đến từng phân xưởng và nhà máy của Masan để hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu.

Công ty cần tăng cường việc giám sát, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng tại các phân xưởng sản xuất cũng như hệ thống kho hàng bảo quản một cách nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng của các sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong tình trạng tốt nhất. Vì vậy, việc cam kết và thực hiện nghiêm túc các chương trình quản lý chất lượng, các tiêu chuẩn sản xuất bởi tất cả mọi thành viên trong công ty.

Xây dựng kế hoạch bảo trì và sửa chữa toàn bộ dây chuyền sản xuất một cách cụ thể và được thực hiện thường xuyên: đảm bảo các sản phẩm được sản xuất ra ở các lô hàng đều như nhau, với chất lượng ổn định. Đảm bảo cả hệ thống ln trong tình trạng vận hành tốt nhất.

Thực hiện chính sách gắn chặt trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận với chất lượng của sản phẩm trong toàn hệ thống, nhất là đối với bộ phận kiểm sốt chất lượng. Chính sách này nhằm đảm bảo tuyệt đối chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo, tạo niềm tin ngày càng nhiều ở người tiêu dùng và cả cộng đồng về thương hiệu của mình. Đó cũng là niềm tự hào của tất cả các nhân viên trong công ty.

Tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên cứu và phát triển: bộ phận nghiên cứu phát triển cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận marketing và kinh doanh để tìm hiểu nhu cầu của thị trường, trên cơ đó cải thiện chất lượng sản phẩm hiện tại, phát triển thêm các sản phẩm mới với chất lượng vượt trội, đáp ứng tốt khẩu vị của

người tiêu dùng. Qua đó sẽ làm đa dạng thêm các sản phẩm của công ty cung cấp ra thị trường, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, nâng cao đáng kể khả năng cạnh tranh của Masan so với các doanh nghiệp khác trong ngành hiện nay.

4.6 Nhóm giải pháp 6: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Với các nhóm giải pháp nêu trên thì Masan cần có kế hoạch xây dựng, nuôi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo sự phát triển bền vững của mình trong thời gian tới. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay thì nguồn nhân lực sẽ không kịp đáp ứng nếu không chú trọng công tác quản trị nguồn nhân lực. Hiện nay Masan đang thực hiện khá tốt chính sách phát triển nguồn nhân lực với một số triển khai như sau:

Trước hết là công tác tuyển dụng: công tác này được Masan thực hiện khá tốt. Thông tin tuyển dụng được đăng tải một cách rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, website cơng ty. Đặc biệt thơng qua các chương trình “săn đầu người” tại các trường đại học danh tiếng tại Việt Nam đã giúp công ty tuyển chọn được đội ngũ lao động trẻ, giỏi và đầy nhiệt huyết. Công ty cần xây dựng hệ thống bản mô tả công việc cho từng cơng việc cụ thể, từng phịng ban, qua đó giúp cơng tác tuyển dụng, đào tạo cũng như việc kiểm tra đánh giá mức độ hồn thành cơng việc sẽ hiệu quả hơn.

Xây dựng chính sách đào đạo và phát triển nguồn nhân lực: một cách cụ thể rõ ràng, tạo điều kiện cho từng cán bộ nhân viên có thể tham gia. Đối với các nhà quản lý cần có các chương trình đào tạo phù hợp nhằm bổ sung các kỹ năng quản lý, đặc biệt là kỹ năng con người. Đối với các cán bộ công nhân viên cần thường xuyên tổ chức các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giải quyết công việc.

Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đã khó thì tạo sự gắn bó lâu dài với cơng ty lại càng khó hơn. Cán bộ nhân viên của Masan có tinh thần gắn bó và đóng góp hết sức mình đối với sự phát triển của Công ty. Với triết lý xem “Con người là tài sản, là nguồn lực cạnh tranh”, cho thấy rằng Công ty rất coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực của mình. Do đó cơng tác giữ chân cán bộ, nhân viên tại Công ty cần được thực hiện rất tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Tiếp tục duy trì và thực hiện tốt “Chương trình sở hữu cổ phần của nhân viên- ESOP” với nhiều hình thức tham gia như hiện nay. Chương trình này hiện nay chỉ có một số ít doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng nhằm kích thích nhân viên tăng hiệu quả làm việc, tạo cơ hội chia sẻ giá trị gia tăng và lợi nhuận cũng như cơ hội sở hữu cổ phần của Cơng ty. Chương trình này thực sự là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc phát triển nguồn nhân lực của Masan trong thời gian tới.

Với triết lý “Cùng chia sẻ thành quả kinh doanh, tạo môi trường làm việc thân thiện, hợp tác với nhân viên, với đối tác và cổ đông … là một trong sáu nguyên tắc hành xử tại Masan” thì tin rằng với một chính sách nhất quán của Nguồn nhân lực và đặc biệt chương trình ESOP, mọi nhân viên có cơ hội tham gia sở hữu cổ phần và làm giàu chính đáng, đặc biệt mọi người có cơ hội khẳng định mình và sẽ tìm thấy giá trị của chính mình tại Masan.

Tóm tắt chương 4

Chương này đã trình bày các nhóm giải pháp kiến nghị nhằm giúp nâng cao và phát huy các nguồn lực mang giá trị cốt lõi, bên cạnh đó có những giải pháp nhằm nuôi dưỡng và phát triển các nguồn lực thông thường cho Cơng ty Masan. Các nhóm giải pháp này được đưa ra trên cơ sở phân tích đánh giá các hoạt động giá trị, các nguồn lực tạo ra năng lực cạnh tranh của Cơng ty. Vì vậy, việc Cơng ty vận dụng các giải pháp kiến nghị này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở phân tích một cách cụ thể tình hình hoạt động của mình với diễn biến, thay đổi môi trường kinh doanh mà Công ty đang hoạt động để mang lại hiệu quả cao nhất

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu, chúng ta tìm ra được các yếu tố quan trọng trong ngành nước chấm, các giá trị mà khách hàng quan tâm nhất. Điều này rất có ý nghĩa đối với các công ty trong ngành sản xuất và kinh doanh gia vị hiện nay trong việc hoạch định các chiến lược cạnh tranh dựa trên việc đáp ứng hợp lý các yếu tố tạo ra giá trị khách hàng này trong khả năng nguồn lực có hạn. Việc phân tích và áp dụng vào trường hợp cụ thể là Công ty cổ phần thực phẩm Ma san trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình ở cấp độ nguồn lực. Như vậy, Luận văn đã đạt và hoàn thành mục tiêu đề ra.

Những đóng góp của nghiên cứu này:

Một là, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc bổ sung vào hệ thống lý thuyết liên quan đến đo lường sự hài lòng của người tiêu dùng đối sản phẩm tiêu

dùng, đặc biệt là trong ngành gia vị nước chấm.

Hai là, khả năng điều chỉnh và ứng dụng kết quả nghiên cứu cho những đo lường đối với sự hài lòng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm khác hay đối

với các khu vực khác ngồi Thành phố Hồ Chí Minh.

Ba là, quy trình nghiên cứu trong chuyên đề này có thể tham khảo về quy trình và phương pháp nghiên cứu xây dựng thang đo lường.

Bốn là, kết quả nghiên cứu có thể giúp ích cho các công ty sản xuất và kinh

doanh nước chấm: tham khảo để xác định các nhân tố chủ yếu tạo nên sự hài lòng

của khách hàng, qua đó tìm ra các nguồn lực chủ chốt trong việc tạo ra giá trị đó và tập trung để ni dưỡng và phát triển các nguồn lực cốt lõi đó.

Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:

Do vấn đề thời gian và nguồn lực hạn chế, tác giả thực hiện nghiên cứu này chấp nhận một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, đề tài được giả định là thị trường mục tiêu, khách hàng của Masan được xác định là đúng, và vì vậy trọng tâm của nghiên cứu này chỉ tập trung phân

tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Masan trên thị trường mục tiêu thơng qua việc phân tích hoạt động chuỗi giá trị của công ty.

Thứ hai, nghiên cứu này chỉ được thực hiện tập trung ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, và các mẫu khảo sát được thu thập theo phương pháp thuận tiện, do đó việc khái qt hóa của nghiên cứu chưa cao. Vì vậy rất cần có những nghiên cứu tiếp theo mở rộng khu vực điều ra cũng như đối tượng chọn mẫu.

Thứ ba, các thang đo sự hài lòng của khách hàng được xây dựng cơ bản dựa trên sự phát triển lý thuyết về giá trị khách hàng của Philip Kotler. Do đó cần có sự tham khảo các cơng trình nghiên cứu đã được phổ biến về đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tiêu dùng cụ thể.

Thứ tư, phương pháp phân tích và xử lý số liệu đơn nhất là phần mềm SPSS, phân tích hồi quy tuyến tính, thật sự cần thiết để kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác hơn nhằm đảm bảo cao độ tin cậy và tính chính xác của tập dữ liệu cùng mơ hình thang đo.

Từ những hạn chế trên, đề tài có thể mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo bằng cách mở rộng các đối tượng chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu, phạm vi lấy mẫu, nghiên cứu sâu hơn về đối thủ cạnh tranh và xây dựng chiến lược cho công ty trên cơ sở các nguồn lực đã được phân tích nhằm phối hợp và phát huy tối đa năng lực của công ty.

Phần giới thiệu:

Giới thiệu người phỏng vấn và mục đích cuộc phỏng vấn.

Phần thảo luận:

1. Anh/Chị cho biết khi chọn mua một sản phẩm nước chấm dùng trong gia đình mình, thì chị quan tâm nhất đến các yếu tố gì nhất?

2. Anh/Chị đã từng mua và sử dụng các sản phẩm nước chấm (TAM THÁI TỬ,

CHINSU, NAM NGƯ) của cơng ty Masan chưa?

3. Vì sao Anh/Chị lại chọn sản phẩm này cho gia đình của mình? Điều gì đã

khiến Anh/Chị quan tâm khi chọn mua sản phẩm nước chấm này? Giá cả? chất

lượng? thương hiệu?, địa điểm bán hàng (chợ, cửa hàng tạp hóa, siêu thị)? Các

hoạt động chiêu thị của công ty (khuyến mãi, quảng cáo,…),..

4. Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố trên? Theo thứ tự từ quan trọng nhất đến quan trọng ít nhất.

5. So với các sản phẩm tương tự của các nhãn hiệu khác, thì Anh/Chị thấy sản phẩm nước chấm của Công ty Masan như thế nào? Giá cả, chất lượng, hệ

thống phân phối, chiêu thị, thương hiệu,…?

6. Anh/Chị có ý định mua và sử dụng các sản phẩm của công ty nữa khơng? Vì sao?

7. Nhìn chung, Anh/Chị có hài lịng khi mua và sử dụng các sản phẩm nước chấm của công ty?

Bảng câu hỏi số:…………

Xin chào Anh/Chị,

Hiện nay chúng tôi đang làm cuộc khảo sát nghiên cứu về sự hài lòng của khách

hàng đối với một số sản phẩm nước chấm phổ biến trên thị trường. Kính mong

Anh/Chị dành chút thời gian quý báu của mình để trả lời cho chúng tôi một số câu hỏi

dưới đây. Cũng xin lưu ý với Anh/ Chị là khơng có quan điểm nào đúng hay sai cả. Tất cả những ý kiến của anh/ chị điều có giá trị cho nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi rất mong được sự cộng tác chân tình của anh/chị:

Anh/Chị vui lịng đánh dấu một trong các nhãn hiệu nước chấm (nước mắm, nước

tương) dưới đây mà Anh/chị đang dùng trong gia đình của mình:

□ Nước chấm với các thương hiệu Chinsu, Tam Thái Tử, Nam ngư

□ Nước mắm hiệu Đệ Nhất

□ Nuớc tương hiệu Maggi □ Nước mắm Knorr

□ Các thương hiệu khác (vui lòng ghi rõ):………………………………

Dưới đây, xin Anh/Chị cho biết mức độ đồng ý của các Anh/Chị về các phát biểu sau

đây về các sản phẩm nước chấm mà Anh/Chị (vừa được chọn) đang sử dụng trong gia đình của mình:

Khi đánh dấu vào ơ thích hợp với qui ước sau:

1: Hồn tịan khơng đồng ý

2: Khơng đồng ý

3: Khơng có ý kiến (không đồng ý cũng như đồng ý)

4: Đồng ý

5: Hoàn toàn đồng ý

Mức độ đồng ý với sản phẩm nước chấm

đang được sử dụng tại gia đình (khơng đồng ý-- rất đồng ý) S T T Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 1 Vị rất ngon

2 Nồng độ mùi vị rất đặc trưng cho từng sản phẩm

3 Độ sáng của sản phẩm rất đặc trưng

6 Chất lượng sản phẩm ổn định

7 Chất lượng sản phẩm được cải thiện

8 Thông tin về sản phẩm trên bao bì chi tiết rõ ràng

9 Thông tin trên bao bì sản phẩm phản ánh đúng chất lượng của sản phẩm bên trong

10 Giá cả rất phù hợp với chất lượng sản phẩm

11 Giá cả rất cạnh tranh so với các sản phẩm của thương hiệu khác

12 Giá cả ít biến động.

13 Dung tích sản phẩm rất đa dạng

14 Bao bì đẹp rất đẹp

15 Nhiều màu, mùi vị đáp ứng từng sở thích khác nhau

16 Kiểu dáng chai đa dạng

17 Lỗ đầu nắp chai đa dạng (lớn, nhỏ) phù hợp nhu cầu sử dụng (tiêu dùng ở gia đình, hàng quán)

18 Nói chung, các sản phẩm của Cơng ty rất đa dạng

19 Sản phẩm ln có mặt ở tất cả các siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa.

20 Sản phẩm được trưng bày nổi bật, dễ nhìn thấy ở các siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa.

21 Dễ dàng tìm thấy và rất dễ mua

22 Có thể mua ở bất cứ nơi đâu, khi nào

23 Nhân viên bán hàng thường xuyên giới thiệu sản phẩm Công ty cho người mua

24 Hỗ trợ kịp thời cho khách hàng khi có sự cố về sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 84)