Xác định hệ thống giá trị, chuỗi giá trị và hoạt động giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 43 - 44)

2.3 Phương pháp phân tích xác định lợi thế cạnh tranh

2.3.2.2Xác định hệ thống giá trị, chuỗi giá trị và hoạt động giá trị

chủ yếu trong việc tạo ra giá trị khách hàng43. Vì vậy việc phân tích chuỗi giá trị của Michael E. Porter cho phép xác định được các nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

2.3.2.2 Xác định hệ thống giá trị, chuỗi giá trị và hoạt động giá trị của doanh nghiệp. doanh nghiệp.

Để phân tích lợi thế cạnh tranh, việc định nghĩa chuỗi giá trị của doanh nghiệp là cần thiết để có thể cạnh tranh trong một ngành riêng biệt. Bắt đầu bằng chuỗi tổng quát44, những hoạt động giá trị đơn lẻ được xác định trong mỗi doanh nghiệp. Việc xác định đúng các hoạt động giá trị đòi hỏi các hoạt động này phải có cơng nghệ và tính kinh tế riêng biệt. Mức độ phân chia phù hợp sẽ tùy thuộc vào tính kinh tế của các hoạt động và mục đích của việc phân tích chuỗi giá trị, dựa trên các ngun tắc: tính kinh tế khác nhau; có tiềm năng ảnh hưởng lớn đến khác biệt hóa; hoặc chiếm phần đáng kể hay phần đang gia tăng về chi phí.

Mỗi doanh nghiệp đều có các hoạt động giá trị trực tiếp, gián tiếp và đảm bảo chất lượng. Cả ba hoạt động này xuất hiện trong tất cả các hoạt động chủ yếu hoặc hỗ trợ. Vai trò của các hoạt động nói trên thì khác nhau ở các lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề khác nhau. Trong một số ngành nghề thì hoạt động gián tiếp chiếm tỷ lệ cao và có sự gia tăng nhanh chi phí sản xuất sẽ đóng vai trị đáng kể trong việc khác biệt hóa thơng qua những tác động của chúng đến các hoạt động trực tiếp45.

43

Rudolf Grunig –Richard Kuhn, Hoạch định chiến lược theo quá trình, NXB Khoa học kỹ thuật, 2002, trang 216-217. 44 Xem Mục 2.1.3, Chuỗi giá trị tổng quát của Michael E. Porter (Hình 2.2)

Khi nhận dạng, xác định chuỗi giá trị của doanh nghiệp thì việc chú ý đến các liên kết bên trong chuỗi giá trị là rất quan trọng. Mối liên kết trong chuỗi giá trị đó chính là quan hệ giữa phương pháp thực hiện một hoạt động giá trị và chi phí hoặc việc thực hiện hoạt động khác. Lợi thế cạnh tranh thường xuất phát từ những liên kết giữa các hoạt động giá trị cũng như từ chính bản thân những hoạt động riêng lẻ đó. Lợi thế cạnh tranh sẽ bền vững và khó bị bắt chước nếu nó xuất phát từ sự liên kết giữa nhiều hoạt động giá trị với nhau trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp46.

Mặc dù mối liên kết bên trong chuỗi giá trị là mấu chốt của lợi thế cạnh tranh, nhưng chúng thường mơ hồ và khơng được thừa nhận. Ví dụ như tầm quan trọng của công việc thu mua ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và chất lượng có thể chưa rõ nét. Vì vậy việc nhận dạng, xác định các mối liên kết giữa các hoạt động giá trị trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp là công việc hết sức quan trọng, qua đó giúp xây dựng và củng cố các hoạt động giá trị và tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh công ty masan giai đoạn 2010 2014 (Trang 43 - 44)