2.3 Phương pháp phân tích xác định lợi thế cạnh tranh
2.3.2.3 Phân tích chuỗi giá trị
Thơng qua việc phân tích chuỗi giá trị của Michael E. Porter giúp nhận dạng các lợi thế cạnh tranh mục tiêu hay hiện hữu trong phối thức thị trường (Market mix), đây là một công cụ để nhận dạng các lợi thế cạnh tranh trong phối thức.
Hình 2.6: Mơ hình chuỗi giá trị để nhận dạng các nguồn lực tạo giá trị khách hàng48
46 Michael E. Porter, Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, năm 2008, trang 89-91.
47 Rudolf Grunig- Richard Kuhn, Hoạch định chiến lược theo quá trình, NXB Khoa học kỹ thuật, 2002, trang 219-222.
= hướng phân tích Các nguồn lực C2 C1 B2 B1 A
Chuỗi giá trị với các hoạt động Phối thức là một hỗn hợp của sản phẩm và dịch vụ
= các mối quan hệ phụ thuộc
Mơ hình này trình bày cách xác định các nguồn lực tạo ra giá trị khách hàng bằng cách làm quy trình ngược. Quy trình này giả sử rằng các lợi thế cạnh tranh chính trong phối thức được xác định tạm thời. Việc phân tích quy trình này bắt đầu từ điểm A, bên phải sơ đồ, bằng cách nhắc lại các lợi thế cạnh tranh trong phối thức. Kế đến tạo ra một danh sách các hoạt động giá trị tạo ra giá trị và nhận dạng các hoạt động thiết yếu cho các lợi thế cạnh tranh mục tiêu trong phối thức.
Vì phối thức phụ thuộc trực tiếp vào các hoạt động chủ yếu, nên tốt nhất là bắt đầu bằng cách xem xét các hoạt động này, đó là B1 trên sơ đồ. Sau đó, là các hoạt động hỗ trợ cần thiết, đó là B2, có thể được nhận dạng và đánh giá theo sự đóng góp của chúng vào các lợi thế cạnh tranh trong phối thức. Bước cuối cùng là khảo sát các nguồn lực cần cho các hoạt động tạo giá trị này xảy ra, đó là C1, C2.
Sẽ có ích hơn nếu có một sự hiểu biết rõ ràng và cụ thể các yếu tố nguồn lực đặc thù cần thiết để tạo ra các lợi thế cạnh tranh mục tiêu trong phối thức. Khi các ưu thế nguồn lực cần thiết đã sẵn sàng thì các biện pháp được dùng trong suốt giai đoạn triển khai chiến lược sẽ nhằm đảm bảo rằng các ưu thế này được duy trì thích đáng49.