CỦA CÔNG TY MASAN TRONG THỜI GIAN QUA
3.1.1 Thị phần
Sau hơn tám năm tham gia vào thị trường ngành gia vị tại Việt nam, tính đến tháng 12 năm 2009 ngành nước tương của Công ty đã chiếm được 80% thị phần, nước mắm chiếm 59,3% thị phần, tương ớt chiếm 40% thị phần, mì gói chiếm 45% thị phần cao cấp (theo số liệu AC Nelson). Doanh số bán hàng của ngành nước chấm của công ty Masan không ngừng tăng trong suốt nhiều năm liền kể từ năm 2006 cho đến nay52, doanh thu bán hàng năm 2007 tăng 126% (lợi nhuận sau thuế tăng 3,65 lần) so với năm 2006, và năm 2008 tăng 346% (lợi nhuận sau thế tăng 3,46 lần) so với năm 2007, và năm 2009 tăng 226% (lợi nhuận sau thuế tăng 1,53 lần) so với năm 2008.
Việc xác định đúng phân khúc thị trường mục tiêu đã giúp Công ty Masan hoạt động kinh doanh hiệu quả và thành công và tăng trưởng bền vững trong những năm vừa qua. Nhận thấy rằng Công ty đang tập trung vào nhiều phân khúc thị trường
(cao cấp, trung cấp, bình dân; khu vực thành thị và nơng thơn) với mỗi phân khúc thị trường là một chiến lược kinh doanh thích hợp, để qua đó giúp cơng ty khai thác một cách hiệu quả các phân khúc thị trường mục tiêu của mình.
- 1 1 2 2 3 3 4 4 tốc độ tăng trưởng DT tốc độ tăng LNST tốc độ tăng trưởng DT 1 1.26 3.46 2.26 tốc độ tăng LNST 1 3.65 3.46 1.53 2006 2007 2008 2009
Hình 3.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng Doanh thu (DT) và Lợi nhuận sau thế (LNST)
của Công ty Masan trong giai đoạn 2006-200953.
Với những số liệu trên, cho thấy Công ty đang thống lĩnh thị trường ngành gia vị trong nước hiện nay với tốc độ tăng trưởng rất nhanh chóng. Để đạt được kết quả ấn tượng này, ngồi chất lượng sản phẩm được khẳng định và cơng nhận bởi người tiêu dùng trên tồn quốc thì hệ thống phân phối hiệu quả đã đóng góp một vai trị rất lớn vào sự thành cơng này. Một hệ thống phân phối rộng khắp và hiệu quả, Công ty có thể tiếp cận một cách hiệu quả các thị trường mục tiêu của mình bằng các chiến lược cạnh tranh hợp lý. Ngoài ra, hệ thống phân phối hiệu quả của Công ty hiện nay đang là một trong những rào cản rất lớn cho các đối thủ cạnh tranh trong ngành thâm nhập vào các phân khúc thị trường của mình.
Các thị trường mục tiêu mà Công ty Masan đã và đang hướng vào đó là thị trường cao cấp đến bình dân, từ khu vực thành thị đến nông thôn. Với việc thực thi các chiến lược đa dạng của mình đã giúp cho cơng ty khơng ngừng gia tăng thị phần của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, điều đó càng khẳng định vị trí quan trọng của Công ty Masan trong ngành gia vị tại thị trường trong
53
nước. Vì vậy, việc triển khai có hiệu quả các chiến lược của Công ty sẽ càng góp phần thêm cho việc gia tăng thị phần, cũng như việc ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian tới.
3.1.2 Cạnh tranh
Gia nhập vào ngành gia vị nước chấm tại Việt nam trong một thời gian không dài, nhưng với những thành tích mà cơng ty Masan đạt được trong thời gian qua thì rất đáng khâm phục. Để tạo được những kỳ tích ấy, thì những chiến lược cạnh tranh của công ty được đưa ra từ những tập thể, cá nhân nhiệt huyết cao trong cơng ty đóng một vai trị quyết định.
Trên cơ sở nhận dạng các phân khúc thị trường mà công ty tham gia, việc đưa ra chiến lược khác biệt hóa trên phạm vi rộng như hiện nay của công ty để cạnh tranh và duy trì lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường trong cuộc chiến giành thị phần giữa các đối thủ cạnh tranh khác.
Hiện nay, Công ty Masan rất thành công trong việc áp dụng các chiến lược cạnh tranh này, tuy nhiên việc xem xét và hoàn thiện các chiến lược này là điều rất đáng được quan tâm, bởi môi trường kinh doanh luôn vận động và thay đổi thì khơng phải các chiến lược cạnh tranh nào trước đó đã áp dụng thành cơng cũng trở nên có hiệu quả.
Để tạo nên các lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, Công ty Masan đã và đang chú ý và tập trung đến một số các yếu tố như sau: chất lượng sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, truyền thơng, tính đa dạng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đội ngũ nhân viên,… Với mục tiêu là tối đa sự hài lòng, thỏa mãn của khách hàng (người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối hay bán lẻ) khi sử dụng các sản phẩm do mình cung cấp. Đây được coi là nền tảng vững chắc trong việc hình thành nên lợi thế cạnh tranh bền vững của Công ty Masan trong thị trường ngành gia vị, nước chấm tại Việt Nam hiện nay.