Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP phương nam đến năm 2015 (Trang 66 - 67)

2.3 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

2.3.1.2 Môi trường kinh tế

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu năm 2008 đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các nền kinh tế lớn và đầu tàu như Hoa kỳ, Nhật Bản, khu vực đồng tiền chung Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi đều suy giảm đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới năm 2008 và năm 2009 chỉ đạt lần lượt là 3,0% và -1,1%8. Điều này đã ảnh hưởng lến đến hoạt động thương mại và đầu tư trên tồn cầu.

Đứng trước những khó khăn và thách thức do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu gây ra như như lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng, tiêu dùng nội địa giảm, nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước suy giảm,…Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng triển khai gói kích thích tăng trưởng kinh tế quy mô lớn, mà trọng tâm là hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, cá nhân phục vụ sản xuất kinh doanh và hỗ trợ lãi suất cho khu vực sản xuất nông nghiệp; thực hiện giảm và giãn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như giảm thuế giá trị gia tăng cho gần 20 mặt hàng quan trọng; chính sách tiền tệ đã được ổn định, lãi suất được duy trì ở mức thấp trong thời gian dài; đồng thời thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá để kích thích xuất khẩu để giảm áp lực lên cung cầu ngoại tệ. Nhờ đó, trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được kết quả đáng được ghi nhận như: chỉ số CPI đã được kiểm soát

dưới một con số từ mức 22,8% trong năm 2008 xuống mức 6,88%; tăng trưởng GDP đạt 5,32% vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra là 5% và là nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực Đông Nam Á; tổng sản phẩm quốc dân (GDP) danh nghĩa đạt 1.658 ngìn tỷ đồng, tương đương 91,5 tỷ USD; GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng, năm 2009 đạt 1.064 USD; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành nơng nghiệp tiếp tục giảm về tỷ trọng từ mức 22,1% trong năm 2008 xuống còn 20,66% trong năm 2009, nhưng tăng về giá trị từ mức 329.900 tỷ đồng lên 346.800 tỷ đồng. Nhóm ngành dịch vụ vẫn tiếp tục mức duy trì mức tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế với mức tăng trong năm 2009 là 6,63%. Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế vẫn tiếp tục tăng, tổng số vốn đầu tư phát triển năm 2009 ước đạt khoảng 708,8 ngìn tỷ đồng, bằng 42,7% GDP, tăng 92,1 ngìn tỷ đồng so với năm 2008.

Mặc khác, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào Việt Nam bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu. Lượng vốn FDI thực hiện trong năm 2009 đạt hơn 10 tỷ USD. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá khá lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn.

Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009 Các chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009

Tăng trưởng GDP % 8,4 8,2 8,4 6,2 5,3

Mức tăng CPI (bình quân năm) % 8,3 7,5 8,3 22,97 6,88 Tổng vốn đầu tư phát triển ngìn tỷ VND 343,1 404,7 532,1 616,7 708,8

Trong đó FDI thực hiện tỷ USD 3,3 4,1 8,03 11,5 10,4

Thu nhập bình quân đầu người USD 642 730 843 1.052 1.064

Nguồn: - Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2009 – 2010 Việt Nam và Thế Giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP phương nam đến năm 2015 (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)