Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ của NHPN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP phương nam đến năm 2015 (Trang 41)

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP

2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ của NHPN

2.2.1.1 Năng lực tài chính

¾ Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là thành phần quan trọng quyết định đến sức mạnh tài chính đồng thời cũng là “tấm đệm” để chống đỡ trước những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thành phần chính trong vốn chủ sở hữu là vốn điều lệ, đây là yếu tố cơ sở để phát triển các nguồn vốn khác, đầu tư trang thiết bị, tài sản cố định và phát triển mạng lưới mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng3.

Nhận thức được điều này, NHPN đã liên tục tăng vốn đều lệ bằng nhiều cách như phát hành cổ phiếu ra thị trường và bán cho đối tác chiến lược, chia, thưởng cổ tức bằng cổ phiếu,…. Do vậy, vốn chủ sở hữu của NHPN luôn tăng qua các năm. Đến ngày 31/12/2009 vốn chủ sở hữu của NHPN đạt 2.953,68 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đạt 2.568,13 tỷ đồng, tăng 98,96% so với năm 2006 thời điểm trước khi bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là UOB.

Bên cạnh việc chú trọng nâng cao vốn chủ sở hữu, NHPN cũng luôn duy trì hệ số an tồn vốn (CAR) ở mức an toàn cao. Năm 2008, hệ số này của NHPN là 20,9%. Năm 2009, hệ số CAR tuy có giảm so với năm 2008 nhưng vẫn ở mức 15,1% (cao hơn nhiều so với mức 8% theo quy định của NHNN).

3 Theo quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/04/2008 của NHNN, số lượng chi nhánh NHTM được mở

đảm bảo: 100 tỷ x N1 + 50 tỷ x N2 <C (C: Vốn điều lệ của NHTM, N1: số CN đã mở và đề nghị mở tại

Hình 2.1: Vốn chủ sở hữu NHPN từ năm 2005 - 2009

Tuy nhiên, so với các NHTM nhà nước, ngân hàng TMCP có quy mơ lớn trong nước thì vốn chủ sở hữu của NHPN còn khá nhỏ bé. Đây là một thách thức không nhỏ đối với NHPN trong thời gian tới vì nguồn vốn này ngồi việc làm căn cứ phát triển mạng lưới, đầu tư mua sắm trang thiết bị, tài sản cố định, còn dùng để xác định mức cho vay, bảo lãnh tối đa đối với khách hàng4.

Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của một số NHTM Việt Nam từ năm 2007 - 2009

ĐVT: Tỷ đồng

STT Tên ngân hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 ACB 6.257,84 7.608,10 9.640,40 2 DongA Bank 3.229,19 3.514,95 4.200,52 3 EXIMBANK 6.294,94 12.844,07 13.353,31 4 Sacombank 7.349,65 7.758,62 10.546,76 5 SCB 2.630,92 2.809,16 4.583,81 6 NHPN 2.166,11 2.382,73 2.935,68 7 Vietcombank 13.511,54 13.945,82 16.710,33 8 Vietinbank 10.646,52 12.336,15 22.572,07

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2007, 2008, 2009

Ngoài vốn chủ sở hữu, năng lực tài chính của NHTM cịn thể hiện ở chất lượng tài sản có, khả năng sinh lời và tính thanh khoản của ngân hàng.

4 Theo quy định tại quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN thì tổng dư nợ cho vay

của một TCTD đối với 1 khách hàng khơng được vượt q 15% vốn tự có của TCTD, và nhóm khách hàng có liên quan khơng vượt 50% vốn tự có của TCTD đó.

580,4 2.568,1 1.621,9 2.166,1 2.382,7 2.935,7 1.290,8 1.434,2 2.027,6 688,6 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2005 2006 2007 2008 2009

Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHPN từ năm 2005 - 2009 ĐVT: tỷ đồng

¾ Chất lượng tài sản có

Chất lượng tài sản có của một NHTM được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay. Tình trạng nợ xấu của NHPN trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể và kiểm soát tốt dưới mức 3% trên tổng dư nợ.

Cuối năm 2007, NHPN đã có một bước ngoặt trong cơng tác tín dụng bằng việc thành lập Trung tâm Xét duyệt tín dụng tập trung và Phịng Quản lý rủi ro tín dụng với mục tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng và quản lý rủi ro. Đến cuối năm 2008, hai bộ phận trên được hợp nhất thành Phòng Quản lý các chi nhánh với mục tiêu quản lý hoạt động các đơn vị trên toàn hệ thống. Bên cạnh đó, NHPN đã ban hành hệ thống đánh giá xếp hạng khách hàng để làm căn cứ xét duyệt cho vay, nhờ đó nợ xấu của NHPN đã giảm đáng kể. Năm 2008, mặc dù dư nợ tín dụng tăng 62,4% so với năm 2007 từ mức 5.874,11 tỷ đồng lên 9.539,82 tỷ đồng, nhưng nợ xấu đã giảm cả con số tuyệt đối lẫn tương đối. Cụ thể từ 241,54 tỷ đồng trong năm 2007 xuống còn 220,30 tỷ đồng, tương đương với mức 4,11% xuống 2,31%. Năm 2009, dư nợ cho vay đã tăng lên 19.785,79 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu vẫn kiểm soát ở mức 2,33% với con số tuyệt đối là 265,13 tỷ đồng.

Bảng 2.3: Phân loại nợ của NHPN từ năm 2007 – 2009

ĐVT: tỷ đồng, %

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nhóm nợ Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 5.874,11 100 9.539,82 100 19.785,79 100 Nợ nhóm 1 5.376,00 91,52 9.172,18 96,15 19.146,25 96,8 Nợ nhóm 2 256,56 4,37 147,33 1,54 177,92 0,9 Nợ xấu5 241,547 4,11 220,306 2,31 461,60 2,33 Nợ nhóm 3 38,63 0,66 53,70 0,56 42,29 0,21 Nợ nhóm 4 102,77 1,75 66,32 0,70 56,77 0,29 Nợ nhóm 5 100,42 1,71 100,27 1,05 362,53 1,83

Nguồn: Báo cáo thường niên NHPN năm 2007, 2008 và 2009

5 Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày

25/4/2007 của NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, nợ xấu được xác định là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.

ĐVT: tỷ đồng, %

Với tình trạng nợ xấu đã được cải thiện như trên cho thấy những biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng của NHPN trong thời gian qua đã tỏ ra khá hiệu quả, từng bước cải thiện chất lượng tài sản có của ngân hàng và góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của NHPN.

Tuy nhiên, qua bảng 2.3 cho thấy, trong năm 2009 mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay đã được kiểm sốt tốt, nhưng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) lại tăng lên cả số tuyệt đối lẫn tương đối, tăng từ 100,27 tỷ đồng trong năm 2008 lên mức 362,53 tỷ đồng, chiếm 1,83% trên tổng dư nợ. Điều này đã cho thấy cơng tác xử lý nợ q hạn của NHPN cịn nhiều hạn chế và cần phải khắc phục trong thời gian tới.

¾ Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là một trong những chỉ tiêu quan trọng không chỉ phản ảnh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mà còn là điều kiện để thu hút vốn đầu tư từ bên ngồi.

Hình 2.2: Lợi nhuận trước thuế của NHPN từ năm 2005 – 2009

Qua hình 2.2 cho thấy, ngoại trừ lợi nhuận trong năm 2008 giảm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lợi nhuận của NHPN trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2009 đều tăng. Lợi nhuận trước thuế của NHPN trong năm 2009 đạt 310,9 tỷ đồng, tăng 127,93% so với năm 2008. Chỉ số ROA, ROE năm 2009 chỉ đạt lần lượt là 0,88% và 9,33%. Tuy nhiên, kết quả này còn khá thấp so với kế hoạch đề ra là lợi nhuận đạt 350 tỷ đồng, chỉ số ROA đạt từ 1,07% - 1,4% và ROE là 11,8% - 15%. Kết quả trên lại càng khá khiêm tốn so với các NH TMCP khác.

310,9 136,4 253,2 98,5 188,3 27,76% 91,17% 34,47% -46,13% 127,93% - 50,0 100,0 150,0 200,0 250,0 300,0 350,0 2005 2006 2007 2008 2009 -60% -40% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140%

Lợi nhuận trước thuế tỷ lệ tăng trưởng

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của NHPN và một số NHTMCP khác năm 2009

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu NHPN MB ABBANK SHB ACB Sacombank

Lợi nhuận trước thuế 310,9 1.505,0 412,6 415,1 2.499,6 1.901,0

ROA (%) 0,88 2,07 1,56 1,52 2,1 1,79

ROE(%) 9,33 23,21 7,38 13,6 31,8 25,12

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của các NHTMCP Về cơ cấu thu nhập: nguồn thu chính của NHPN vẫn phụ thuộc rất lớn vào hoạt

động tín dụng. Thu nhập từ hoạt động này trong năm 2009 chiếm tới 54,24% trên tổng thu nhập thuần của NHPN. Trong khi đó doanh thu từ hoạt động dịch vụ ít rủi ro cịn khá kiêm tốn, chỉ chiếm 6,36% tổng thu nhập thuần của ngân hàng.

Nguồn thu từ hoạt động đầu tư chứng khoán trong năm 2009 đã đóng góp 18,56%/tổng thu nhập của ngân hàng. Đây là hoạt động góp phần tối ưu hóa hiệu quả nguồn vốn, đa dạng hóa danh mục tài sản, tạo tính thanh khoản và tăng khả năng sinh lời trên vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn chứa đựng nhiều rủi ro do thị trường chứng khốn ở Việt Nam cịn nhiều bất ổn. Do đó, NHPN cần phải có kế hoạch quản lý tốt danh mục đầu tư này.

Bảng 2.5: Cơ cấu thu nhập của NHPN 2008 và năm 2009

ĐVT: tỷ đồng, % Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Thu nhập Tỷ trọng (%) Thu nhập Tỷ trọng (%)

Thu nhập lãi thuần 217,63 50,99 408,11 54,24

Lãi từ hoạt động dịch vụ 13,90 3,26 47,88 6,36

Lãi từ hoạt động kinh doanh

ngoại hối 65,82 15,42 79,74 10,60

Lãi/(lỗ) từ hoạt động mua bán

chứng khoán -0,23 -0,05 139,67 18,56

Lãi từ hoạt động khác 32,71 7,66 32,77 4,36 Lãi từ hoạt động góp vốn, mua

cổ phần 97,00 22,72 44,26 5,88

Tổng thu nhập 426,84 100 752,45 100

¾ Tính thanh khoản

Tính thanh khoản của NHTM là điều kiện cho khách hàng an tâm gửi, ủy thác tài sản của mình cho ngân hàng. Nhưng nếu duy trì mức thanh khoản cao thì sẽ đánh đổi chi phí cơ hội lớn. Do vậy, đảm bảo tính thanh khoản là điều hết sức quan trọng đối với bất kỳ TCTD nào.

Năm 2009, NHPN luôn đảm đảm bảo được khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tỷ lệ chi trả trong ngày và 7 ngày làm việc tiếp theo đạt ở mức xấp xỉ 1,9 lần, tỷ lệ này trong 1 tháng tiếp theo là 64%6. Để đạt được kết quả này, NHPN đã duy trì được tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay trung và dài hạn ở mức thấp với độ an toàn cao dưới 30%, duy trì cơ cấu cho vay hợp lý với phần lớn là các khoản cho vay ngắn hạn.

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của NHPN năm 2008, 2009

ĐVT: tỷ đồng, % Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nợ ngắn hạn 6.172,23 64,7 13.730,22 69,4 Nợ trung hạn 3.150,19 33,0 5.938,69 30,0 Nợ dài hạn 217,39 2,3 116,88 0,6 Tổng dư nợ 9.539,81 100 19.785,79 100

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008, 2009 của NHPN

Tuy nhiên, tỷ lệ vốn cho vay/vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế của NHPN luôn mức cao. Năm 2009, tỷ lệ này là 95,38%. Đây là mức khá cao so với các ngân hàng khác có quy mơ tương đương như ABBANK (85,79%), SHB (87,25%). Trong khi đó, với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN đã làm hoạt động huy động vốn của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và NHPN nói riêng ngày

6 Theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2006 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt

động của tổ chức tín dụng, quy định khả năng chi trả của tổ chức tín dụng trong 7 ngày làm việc tối thiểu bằng

càng khó khăn bất chấp lãi suất huy động đã được đẩy lên khá cao. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu tính thanh khoản nếu NHPN khơng có sự chuẩn bị trước.

2.2.1.2 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển và thành công của bất kỳ tổ chức nào. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với các NHTM do quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đều thực hiện hầu hết thông qua nhân viên của ngân hàng (bao gồm nhân viên tuyến đầu và nhân viên tuyến sau). Nhận thức được điều này, NHPN luôn nỗ lực xây dựng một nguồn nhân lực đông về số lượng và mạnh về chất lượng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh, mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng. Xét một cách tổng thể, nguồn nhân lực của NHPN có một số đặc điểm sau:

¾ Chất lượng nguồn nhân lực và cơng tác đào tạo

Qua hơn 17 năm hoạt động, từ 38 lao động khi mới thành lập, đến nay NHPN đã có 1.788 lao động với độ tuổi bình qn là 31 tuổi, tăng 2,05% so với năm 2007. Trong đó, lao động có trình độ đại học và sau đại học chiếm 59,5%; cao đẳng và trung cấp chiếm 12,8% và lao động phổ thông chiếm 27,7% tổng số lao động. Riêng đội ngũ nhân sự tuyến đầu tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hầu hết đều có trình độ đại học, cao đẳng được đào tạo tại các trường nổi tiếng trong nước.

Bảng 2.7: Số lượng lao động của NHPN đến ngày 31/12/2009

ĐVT: người Theo cấp quản lý Trình độ học vấn Cán bộ quản lý 346 Nhân viên 1.442 Sau đại học 16 Đại học 1.048 Cao đẳng, trung cấp 229 Lao động phổ thông 495 Tổng cộng 1.788 1.788

Nguồn: Tác giả thu thập từ Phòng tổ chức của NHPN

Bên cạnh các kiến thức được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, NHPN cịn chú trọng đến cơng tác đào tạo nội bộ để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đến từng nhân viên trong ngân hàng. Mục tiêu của NHPN là đào tạo đội ngũ nhân

sự thành thạo về nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Tính đến nay, trung tâm ATC của NHPN đã tổ chức được 63 lớp học về nghiệp vụ chuyên môn như: hướng dẫn sử dụng phần mềm TCBS, nghiệp vụ kế tốn, nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nghệ thuật giao tiếp với khách hàng, quản trị rủi ro, quản trị ngân hàng và ngoại ngữ chuyên ngành ngân hàng,… cho 2.835 lượt học viên là cán bộ nhân viên của ngân hàng. Do vậy, đội ngũ nhân sự của NHPN luôn được khách hàng đánh giá cao về phong cách phục vụ (xem kết quả điều tra tham dò ý kiến khách hàng ở phục lục 05).

Như vậy, với đội ngũ nguồn nhân lực trẻ, năng động và có trình độ cao, nhiệt tình trong phong cách phục vụ khách hàng là điều kiện thuận lợi để NHPN triển khai các loại sản phẩm dịch vụ mới và tạo sự khác biệt trong phong cách phục vụ khách hàng. Đây là một nhân tố có tính quyết định đối với việc tạo ra giá trị, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh của ngân hàng, đồng thời là nhân tố quan trọng để NHPN thực hiện chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam và được công nhận trên thị trường các nước trong khu vực.

¾ Khả năng thu hút và giữ chân người lao động giỏi

- Chính sách tuyển dụng: Trong thời gian qua, NHPN đã chú trọng đầu tư cho công tác tuyển dụng thông qua nhiều hình thức khác nhau như: tăng cường tuyển dụng nội bộ, thu hút sinh viên giỏi từ các trường đại học trong và ngoài nước; thời gian thử việc đối với nhân viên mới không quá 60 ngày và được hưởng 70% tiền lương chính thức. Đối với cán bộ quản lý, NHPN thực hiện nhiều chính sách để giữ chân và thu hút các cán bộ quản lý giỏi từ các ngân hàng khác như: cơ chế lương thỏa thuận, hoặc trả lương dựa trên kết quả kinh doanh tại các đơn vị, có chế độ xe ôtô riêng,…

- Chính sách tiền lương và đánh giá nhân viên: Việc trả lương tương xứng với

cường độ, hiệu quả làm việc, tính chất cơng việc là một trong những yếu tố quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP phương nam đến năm 2015 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)