Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) của NHPN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP phương nam đến năm 2015 (Trang 64)

STT Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng 1 Năng lực tài chính 0,08 2 0,16

2 Nguồn nhân lực trẻ, năng động 0,07 4 0,28

3 Năng suất lao động 0,06 2 0,12

4 Công tác đào tạo, huấn luyện 0,05 2 0,1

5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 0,05 2 0,1

6 Cơ cấu tổ chức 0,06 4 0,24

7 Năng lực quản lý, tầm nhìn của ban điều hành 0,08 2 0,16

8 Năng lực quản trị rủi ro 0,05 2 0,1

9 Năng lực công nghệ 0,08 3 0,24

10 Mức độ đa dạng sản phẩm, dịch vụ 0,06 2 0,12

11 Chất lượng sản phẩm dịch vụ 0,06 2 0,12

12 Khả năng cạnh tranh về giá 0,06 3 0,18

13 Kênh phân phối chưa rộng và đa dạng 0,05 2 0,1

14 Hoạt động nghiên cứu và phát triển 0,05 2 0,1

15 Hoạt động xúc tiến, truyền thông 0,05 2 0,1

16 Hệ thống thông tin nội bộ 0,04 2 0,08

17 Trụ sở các đơn vị kinh doanh khang trang và có vị trí tốt 0,05 4 0,2

Tổng cộng 1 2,50

Nhận xét:

Với tổng số điểm là 2,50 cho thấy năng lực cạnh tranh của NHPN ở mức trung bình của ngành. Do vậy, bên cạnh việc phát huy và khai thác những điểm mạnh của ngân hàng như: nguồn lao động trẻ năng động; công nghệ hiện đại, cơ cấu tổ chức linh hoạt, trụ sở kinh doanh khang trang và có khả năng cạnh tranh về giá (đối với dịch vụ huy động vốn, phí dịch vụ thanh toán). NHPN cần phải khắc phục nhiều điểm yếu như: năng lực tài chính, hệ thống kênh phân phối, khả năng cạnh tranh về giá đối với dịch vụ tín dụng, quản trị rủi ro, hoạt động marketing, chất lượng đào tạo, chính sách phát triển nguồn nhân lực,….

2.3 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM 2.3.1 Nhóm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

2.3.1.1 Môi trường chính trị

Hệ thống chính trị của mỗi quốc gia có tầm ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có cả các hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Trước tình hình chính trị trên thế giới có những diễn biến phức tạp, thì Việt Nam nổi lên như một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư và khách du lịch quốc tế. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ở nước ta trong đó có các NHTM an tâm đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh sự ổn định về mặt chính trị, cần phải xem xét đến các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chiến lược phát triển của ngành ngân hàng. Đó là cấu trúc, thể chế và điều hành, hàng lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng.

¾ Cấu trúc, thể chế và điều hành

Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng đã trải qua một quá trình tái cơ cấu và đổi mới khá sâu sắc. Chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp phù hợp với nền kinh tế thị trường. Cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ các tổ chức tài chính bao gồm các ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng với nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Nhờ đó tạo ra mơi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo tính minh bạch, cơng khai trong hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng.

Công tác hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN ngày càng linh hoạt hơn, hạn chế sử dụng các cơng cụ hành chính để kiểm sốt tiền tệ trực tiếp. Thay vào đó, NHNN sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành thị trường như nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ,…lãi suất đã được tự do hóa, tỷ giá ngoại tệ được điều hành linh hoạt hơn và hoạt động giám sát và quản lý các TCTD từng bước thực hiện theo chuẩn mực quốc tế.

¾ Hành lang pháp lý cho các tổ chức tín dụng

Trong những năm qua, hành lang pháp lý cho hoạt động của các TCTD ở Việt Nam ngày càng được hoàn thiện theo hướng đảm bảo an toàn hoạt động đối với các TCTD, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và có hiệu quả. Luật NHNN và Luật

các TCTD đã được sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp hơn với quá trình hội nhập quốc tế. Các quy định về nghiệp vụ ngân hàng điện tử, các nghiệp vụ phái sinh đã được áp dụng và bước đầu mang lại những kết quả nhất định. Ngoài ra, hệ thống pháp luật ở nước ta như Luật Đầu tư, Luật Đất đai, quy định về thuế, kiểm toán, các quy định cho hoạt động các tổ chức tài chính phi ngân hàng,… ngày càng được hồn thiện.

Có thể nói, những vấn đề trên đã từng bước tạo ra môi trường hoạt động kinh doanh cho các ngân hàng ngày càng bền vững và có hiệu quả hơn.

2.3.1.2 Môi trường kinh tế

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu năm 2008 đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các nền kinh tế lớn và đầu tàu như Hoa kỳ, Nhật Bản, khu vực đồng tiền chung Châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi đều suy giảm đáng kể. Tốc độ tăng trưởng GDP thế giới năm 2008 và năm 2009 chỉ đạt lần lượt là 3,0% và -1,1%8. Điều này đã ảnh hưởng lến đến hoạt động thương mại và đầu tư trên tồn cầu.

Đứng trước những khó khăn và thách thức do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu gây ra như như lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng luôn ở mức cao, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng, tiêu dùng nội địa giảm, nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước suy giảm,…Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong năm 2009, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng triển khai gói kích thích tăng trưởng kinh tế quy mô lớn, mà trọng tâm là hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, cá nhân phục vụ sản xuất kinh doanh và hỗ trợ lãi suất cho khu vực sản xuất nông nghiệp; thực hiện giảm và giãn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như giảm thuế giá trị gia tăng cho gần 20 mặt hàng quan trọng; chính sách tiền tệ đã được ổn định, lãi suất được duy trì ở mức thấp trong thời gian dài; đồng thời thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá để kích thích xuất khẩu để giảm áp lực lên cung cầu ngoại tệ. Nhờ đó, trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được kết quả đáng được ghi nhận như: chỉ số CPI đã được kiểm soát

dưới một con số từ mức 22,8% trong năm 2008 xuống mức 6,88%; tăng trưởng GDP đạt 5,32% vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra là 5% và là nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực Đông Nam Á; tổng sản phẩm quốc dân (GDP) danh nghĩa đạt 1.658 ngìn tỷ đồng, tương đương 91,5 tỷ USD; GDP bình quân đầu người tiếp tục tăng, năm 2009 đạt 1.064 USD; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành nông nghiệp tiếp tục giảm về tỷ trọng từ mức 22,1% trong năm 2008 xuống còn 20,66% trong năm 2009, nhưng tăng về giá trị từ mức 329.900 tỷ đồng lên 346.800 tỷ đồng. Nhóm ngành dịch vụ vẫn tiếp tục mức duy trì mức tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế với mức tăng trong năm 2009 là 6,63%. Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế vẫn tiếp tục tăng, tổng số vốn đầu tư phát triển năm 2009 ước đạt khoảng 708,8 ngìn tỷ đồng, bằng 42,7% GDP, tăng 92,1 ngìn tỷ đồng so với năm 2008.

Mặc khác, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào Việt Nam bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu. Lượng vốn FDI thực hiện trong năm 2009 đạt hơn 10 tỷ USD. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá khá lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn.

Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009 Các chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 2008 2009

Tăng trưởng GDP % 8,4 8,2 8,4 6,2 5,3

Mức tăng CPI (bình quân năm) % 8,3 7,5 8,3 22,97 6,88 Tổng vốn đầu tư phát triển ngìn tỷ VND 343,1 404,7 532,1 616,7 708,8

Trong đó FDI thực hiện tỷ USD 3,3 4,1 8,03 11,5 10,4

Thu nhập bình quân đầu người USD 642 730 843 1.052 1.064

Nguồn: - Thời báo kinh tế Việt Nam – Kinh tế 2009 – 2010 Việt Nam và Thế Giới

2.3.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội

Trong những năm qua, với sự đầu tư xây dựng, phát triển sở hạ tầng, y tế, văn hóa, giáo dục, xóa đói giảm nghèo, nước sạch và vệ sinh mơi trường của Chính phủ, đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần của người Việt Nam từng bước được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước ước

tính 12,3%, thấp hơn mức 14,8% của năm 2007 và mức 13,4% của năm 2008. Các chỉ tiêu về y tế, giáo dục tỷ lệ thất nghiệp, cung cấp nước sạch đều đạt và vượt kế hoạch.

Là một nước có số dân đứng thứ 13 trên thế giới, với cơ cấu dân số trẻ, trình độ dân trí và thu nhập bình qn đầu người ngày càng được nâng cao, tâm lý tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của người dân được cởi mở hơn. Nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng như thanh toán tiền điện, nước, dịch vụ thẻ thanh tốn, giao dịch thanh tốn hàng hóa, chi trả lương,…của người dân và doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng đã tạo cơ hội cho các NHTM mở rộng quy mô hoạt đông, phát triển sản phẩm dịch vụ của mình.

2.3.1.4 Mơi trường tự nhiên

Việt Nam là một quốc gia chịu nhiều tác từ sự biến đổi khí hậu. Hàng năm Việt Nam phải gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai ngây ra như hạn hán, bão lụt, môi trường sống ngày càng ô nhiễm. Do vậy, trong chiến lược phát triển kinh doanh, NHPN cần phải quan tâm đến hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao và chia sẻ với cộng đồng xã hội thơng qua nhiều hình thức như: khơng cung cấp dịch vụ tín dụng đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường; tăng cường hoạt động tài trợ đối với xã hội, công đồng; sử dụng công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng,…

2.3.1.5 Mơi trường kỹ thuật - cơng nghệ

Trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ ở Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển khá nhanh chóng và đạt được những thành cơng đáng ghi nhận như: Việt Nam đã phóng thành cơng vệ tinh Vinasat-1; kết nối cáp quang biển quốc tế có dung lượng đường truyền tốc độ cao với các nước trong khu vực và trên thế giới; cơ sở hạ tầng cơng nghệ thơng tin trong nước ngày càng hồn thiện hơn tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối giữa các ngân hàng trong nước và với các kết nối toàn cầu. Việc kết nối này đã cho phép các NHTM triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử như Internet-banking, Phone banking, phát triển dịch vụ thanh tốn. Nếu như vào năm 2001 thẻ tín dụng và thẻ ATM chưa được nhắc đến, thì đến nay cả nước có hơn 42 NHTM phát hành thẻ với số lượng hơn 23 triệu thẻ thanh tốn, có hơn 10.200 máy ATM và hơn 37.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS), mạng lưới ATM

giữa các ngân hàng được kết nối hoàn toàn. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ đặt ra những thách thức nguy cơ tụt hậu về công nghệ trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

2.3.1.6 Các ngành phụ trợ và liên quan đến ngân hàng

Bên cạnh sự ổn chính trị, kinh tế phát triển cao liên tục trong thời gian qua, hệ thống giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có những thay đáng kể cả về nội dung lẫn hình thức đào tạo. Bên cạnh hệ thống giáo dục trong nước, hệ thống giáo dục đào tạo quốc tế với nhiều loại hình, cấp độ và nhiều chuyên ngành đào tạo cũng đã có mặt ở Việt Nam. Các chương trình giảng dạy đã được đổi mới cả về mặt nội dung lẫn hình thức, các kiến thức mới về tài chính, ngân hàng, quản trị doanh nghiệp, cơng nghệ thông tin, những thông lệ quốc tế… được đưa vào giảng dạy, đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.

Các thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị trường tiền tệ ở Việt Nam đã được hình thành và từng bước đi vào ổn định và phát triển. Đến cuối năm 2009, thị trường chứng khoán Việt Nam có 101 cơng ty chứng khốn và 46 công ty quản lý quỹ, với hơn 576 mã cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ và 586 trái phiếu được niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX. Tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khốn Việt Nam đến cuối năm 2009 đạt khoảng 740.433 tỷ đồng. Điều này góp phần khơi thơng các nguồn vốn trong nền kinh tế, tạo ra kênh huy động và đầu tư cho ngân hàng, đồng thời cũng buộc các NHTM phải nâng cao năng lực cạnh tranh với các cơng cụ tài chính này.

Dịch vụ kế tốn, kiểm toán ở Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Các chuẩn mực kế toán, kiểm toán được xây dựng ngày càng phù hợp với chuẩn mực quốc tế, góp phần cải thiện tính minh bạch trong các báo cáo tài chính, hạn chế những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, môi trường vĩ mô ở nước ta hiện nay cịn có những yếu tố chưa thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, cụ thể:

- Quy mô kinh tế Việt Nam cịn nhỏ bé. Trình độ phát triển kinh tế còn thấp thể hiện ở chủng loại các sản phẩm dịch vụ ít, chất lượng chưa cao và khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường quốc tế cịn yếu.

- Mơi trường kinh tế chưa minh bạch. Thể chế, chính sách và hệ thống luật pháp ở Việt Nam chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi, còn chồng chéo và mâu thuẫn với nhau,…gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng.

- Nền kinh tế vẫn nằm trong tình trạng nhập siêu, điều này gây áp lực đến tỷ giá, lãi suất của đồng nội tê và bất ổn cho hệ thống tiền tệ quốc gia.

- Trong lĩnh vực ngân hàng còn thiếu những quy định quan trọng tạo điều kiện cho ngân hàng trong nước phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế như: thiếu các quy định mang tính tổng thể đối với dịch vụ ngân hàng, các quy định về nghiệp vụ phái sinh, các quy định về tính bảo mật và minh bạch thơng tin; chưa xây dựng được hệ thống đánh giá xếp hạng doanh nghiệp và ngân hàng. Các quy định về cung cấp dịch vụ ngân hàng qua biên giới bao gồm cả sử dụng dịch vụ ở nước ngoài,… cũng chưa được ban hành.

- Tỷ lệ thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế tuy đã giảm, từ mức 17,21% tổng phương tiện thanh tốn vào năm 2006 xuống cịn 14,6% vào năm 20089. Nhưng nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế sử dụng tiền mặt. Văn hóa, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân và doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, chưa hình thành tập quán sử dụng dịch vụ ngân hàng trong các hoạt động thanh toán hàng ngày.

- Chênh lêch thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị và nơng thơn cịn khá lớn. Trình độ dân trí cịn thấp đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Đây là trở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP phương nam đến năm 2015 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)