Ma trận có thể định lượng (QSPM) để lựa chọn các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP phương nam đến năm 2015 (Trang 34 - 37)

1.3 CÁC CÔNG CỤ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP

1.3.5 Ma trận có thể định lượng (QSPM) để lựa chọn các giải pháp

Sau khi có được các nhóm giải pháp, ngân hàng cần phải xem xét lựa chọn hay ưu tiên thực hiện các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn khác nhau, tránh trường hợp không đủ các nguồn lực để thực thi đồng thời các giải pháp cùng một lúc. Một kỹ thuật phân tích để lựa chọn các giải pháp là xây dựng ma trận có thể định lượng QSPM (Quantitavies Strategic Planning Matrix).

Ma trận QSPM là công cụ cho phép các nhà quản trị đánh giá khách quan các giải pháp có thể thay thế hoặc lựa giải pháp để thực hiện trong ngắn hạn và dài hạn dựa trên các yếu tố thành cơng chủ yếu bên trong và bên ngồi đã được xác định. Cũng giống như việc hình thành ma trận SWOT, để hình thành ma trận QSPM địi hỏi nhà quản trị cũng như nhân viên tham gia xây dựng ma trận phải có sự phán đốn tốt

bằng trực giác và kinh nghiệm của mình. Các bước thực hiện một ma trận QSPM như sau:

1) Liệt kê các cơ hội/mối đe dọa bên ngoài và các điểm mạnh/ điểm yếu quan trọng bên trong ở các cột trái của các ma trận QSPM. Các thông tin này được lấy trực tiếp từ ma trận IFE và ma trận EFE, bao gồm tối thiểu 10 yếu tố quan trọng bên trong và 10 yếu tố thành cơng quan trọng bên ngồi.

2) Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài. Sự phân loại này cũng giống như ma trận IFE và ma trận EFE.

3) Xác định giải pháp có thể thay thế từ ma trận ở giai đoạn kết hợp mà tổ chức nên xem xét thực hiện. Tập hợp các giải pháp thành các nhóm riêng biệt nhau nếu có thể.

4) Xác định số điểm hấp dẫn (AS). AS được xác định bằng cách xem xét mỗi yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài, từng cái một, và đặt câu hỏi “ có phải yếu tố này ảnh hưởng đến sự lựa chọn các giải pháp/chiến lược đã được đánh giá?”. Số điểm hấp dẫn được phân từ 1 = không hấp dẫn, 2 = có hấp dẫn đơi chút, 3 = khá hấp dẫn, 4 = rất hấp dẫn.

5) Tính tổng điểm hấp dẫn (TAS). TAS là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng, chỉ xét ở yếu tố thành công quan trọng bên trong và quan trọng bên ngồi ở cột bên cạnh thì tổng số điểm hấp dẫn biểu thị tính tương đối của mỗi giải pháp có thể thay thế. Tổng số điểm càng cao thì giải pháp càng hấp dẫn và khả năng mang đến thành công cho ngân hàng cao hơn.

Ngân hàng sẽ tập trung các nguồn lực để thực hiện các giải pháp có điểm số TAS lớn hơn trước, sau đó thực hiện các giải pháp có điểm số TAS nhỏ hơn nhằm tận dụng các nguồn lực hiện có để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Bảng 1.2: Ma trận QSPM

Các giải pháp có thể lựa chọn

Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp 3 Các yếu tố chính Phân

loại AS TAS AS TAS AS TAS

Các yếu tố bên trong Các yếu tố bên ngồi

Tổng số điểm hấp dẫn

Tóm tắt chương I

Trong chương I, tác giả đã trình bày sơ lược lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh và lợi thế cạnh tranh cũng như những đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng. Đồng thời dựa trên các lý thuyết về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, tác giả đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một tổ chức kinh doanh nói chung và NHTM nói riêng.

Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các cơng cụ, mơ hình giúp nhà quản trị đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ mà ngân hàng phải đối diện trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình cũng như cơng cụ để xây dựng các giải pháp và lựa chọn các giải pháp có thể thay thế cho nhau hoặc có sự ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh doanh của NHTM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi NHTM.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP phương nam đến năm 2015 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)