Các LCC ở châu Âu ra đời sau các LCC ở Mỹ. Sau đây là một số hãng thành công nhất ở châu Âu.
Đầu tiên là Ryanair. Hãng được thành lập vào năm 1985, tập trung khai thác các đường bay giữa Ailen và Anh. Trong 6 năm đầu tiên hoạt động, Ryanair lỗ khoảng 30 triệu USD. Năm 1991, ban lãnh đạo Ryanair đã quyết định học tập theo “mơ hình Southwest”, chuyển từ cảng hàng khơng Luton về Stansted, cùng ở London. Đến năm 1992 hãng bắt đầu có lãi. Từ đó, hãng ln hoạt động có lãi và ổn định. Năm 1993, vận tải hàng không trong Liên minh Châu Âu được tự do hóa. Lúc này các LCC bắt đầu xuất hiện nhiều ở châu Âu để khai thác một thị trường rộng lớn. Ryanair không bỏ lỡ cơ hội này. Hãng mở thêm nhiều đường bay mới ngoài Ailen – Anh và khai thác thêm 4 đường bay mới từ Dublin và Stansted tới những nơi khác ở châu Âu. Năm 1997, hãng đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Dublin và New york.
Ryanair đạt được thành công trên nhờ chi phí thấp. Giá thành của Ryanair năm 2001 là 7,1 US cents/ASM thấp hơn các LCC khác như Go, Virgin Express hay EasyJet. Và, nếu so với các hãng truyền thống khác thì thấp hơn rất nhiều. Hãng được mệnh danh là “nhà chuyên chở của châu Âu”.
Tiếp theo sự thành công của Ryanair, phải kể đến Easyjet. Năm 1995, Easyjet bắt đầu khai thác các chuyến bay giá rẻ trong châu Âu từ cảng hàng không Luton ở London. Thành công của EasyJet cũng dựa trên cơ sở chi phí thấp hơn so với các nhà chuyên chở truyền thống (thấp hơn 15%), cho dù chi phí này (10,9US Cents/ASM) vẫn cao hơn so với Ryanair và hai LCC khác có vị thế ở châu Âu là Go và Vigrin Express.
Các LCC ở châu Âu làm như thế nào để giảm chi phí:
Khai thác ở các cảng hàng không thứ cấp, không đông khách: Ryanair chuyển từ Luton, một cảng hàng không nhỏ về Stansted, một cảng hàng không nhỏ hơn để tiết kiệm các chi phí tại cảng hàng khơng. Ryanair khai thác ở một số cảng hàng không nhỏ như Beauvais ở Paris, Charleroi ở Brussels, Hahn ở Frankfurt, Torp ở Oslo và Nykoking ở Tokyo cho dù các cảng hàng không này xa thành phố. Ryanair phải cung cấp dịch vụ chở hành khách về thành phố.
Easyjet khai thác ở Luton do hãng có một lượng lớn hành khách là thương gia. Nhờ vậy các LCC được hưởng những ưu đãi về các khoản chi phí ở các cảng hàng không này. Đồng thời, các cảng hàng không này không đông khách nên thời gian quay đầu máy bay ngắn.
Sử dụng một chủng loại máy bay (Boeing B737 hoặc Airbus A320) để tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.
Tần suất bay cao, thời gian quay đầu máy bay ngắn để tăng thời gian bay trong ngày.
Thực hiện các chuyến bay điểm nối điểm: Tiết kiệm chi phí phục vụ hành khách và hành lý tại điểm trung chuyển. Trong số những LCC có ảnh hưởng ở châu Âu chỉ duy nhất Virgin Express, đặt trụ sở tại Brusseles, thực hiện các chuyến bay nối chuyến với hãng Sabena ở Brusseles. Khoảng 40% lượng hành khách của Virgin Express thực hiện hành trình nối chuyến ở Brussels
Hạn chế tối thiểu các dịch vụ trên chuyến bay: không phục vụ miễn phí bữa ăn và các dịch vụ khác trên máy bay, chỉ bán đồ ăn nhẹ và nước uống.
Đơn hạng ghế: Duy nhất Virgin Express khai thác hạng thương gia do có hợp đồng liên danh (code share) với Sabena.
Đơn giản hóa dịch vụ phân phối: Go và Easyjet không sử dụng vé giấy, 100% hành khách đặt chỗ qua internet hoặc điện thoại. Ryanair và Virgin Express vẫn sử dụng một phần hệ thống đại lý. Nếu khơng sử dụng đại lý thì các LCC phải tăng cường các hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, những chi phí quảng cáo tăng thêm này ít hơn rất nhiều so với chi phí hoa hồng phải trả cho đại lý.
Tăng mật độ ghế: Giảm khoảng cách giữa các hàng ghế chỉ còn 29-30 inches, loại bỏ hoặc giảm diện tích bếp để tăng lượng ghế trên máy bay.
Tăng năng suất lao động của nhân viên: các LCC như Ryanair hoặc Easyjet đều cho nhân viên sở hữu cổ phần trong hãng, trả lương theo năng suất làm việc. Ví dụ nhân viên đặt chỗ qua điện thoại của Easyjet khơng có lương cơ bản mà nhận được 80 pence (khoảng 1,3 USD) cho mỗi điện đặt chỗ (booking).