Xây dựng lực lượng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển mô hình hàng không chi phí thấp của vietnam airlines đến năm 2015 (Trang 75 - 79)

Lực lượng lao động quan trọng đối với hãng hàng không gồm: phi công, tiếp viên; kỹ sư, thợ kỹ thuật máy bay; nhân viên phục vụ mặt đất; chuyên viên thương mại, tài chính.

Đối vơi từng loại lao động, sẽ có định hướng xây dựng lực lượng khác nhau:

Lực lượng phi công:

Đây là lực lượng khai thác trực tiếp. Trong đội bay phải có đủ thành phần gồm: Huấn luyện viên bay, phi cơng chính (cơ trưởng) và phi cơng. Chi phí cho lực lượng lao động này là cao nhất trong số nhân viên khai thác trực tiếp. Có 2 hình thức xây dựng đội phi cơng ở Việt Nam hiện nay. Đó là: Th nước ngoài và tự đào tạo. Nếu thuê nước ngồi chi phí sẽ rất cao gấp 3-5 lần phi công là người Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay do lực lượng phi công Việt Nam trên một số loại máy bay mới thiếu nên vẫn phải thuê phi cơng nước ngồi.

Đối với loại máy bay A320 và A321: Phi công đối với các loại máy bay này một phần là người nước ngồi, do vẫn cịn hợp đồng thuê ướt máy bay. Tuy nhiên khi hết hợp

đồng thuê ướt, sẽ tiếp tục thuê khô, giảm bớt lượng phi cơng nước ngồi. Thay vào đó sẽ là lực lượng phi cơng người Việt Nam để tiết kiệm chi phí.

Đào tạo phi cơng: Một phi cơng học ở nước ngồi mất 4 năm với chi phí rất cao. Khóa học gồm 2 giai đoạn: Phi công cơ bản trong 1,5 năm và phi công nâng cao (trong 2,5 năm). Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2008, khóa đào tạo phi cơng cơ bản đã có thể thực hiện trong nước với chi phí thấp hơn rất nhiều. Sau đó, phi cơng cơ bản sẽ ra nước ngoài học tiếp 2,5 năm nâng cao theo từng loại máy bay.

Lưc lượng tiếp viên:

Đây là lực lượng nhân viên khai thác trực tiếp có chi phí cao thứ hai, chỉ thấp hơn phi cơng. Nhiệm vụ của tiếp viên là phục vụ tốt và đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách trên chuyến bay. 100% lực lượng tiếp viên là người Việt Nam.

Mơ hình hàng khơng chi phí thấp được xây dựng theo hướng tối thiểu hóa chi phí. Việc phục vụ suất ăn miễn phí trên chuyến bay sẽ được loại bỏ, thay vào đó là bán đồ ăn nhẹ cho hành khách. Lực lượng tiếp viên sẽ được giảm bớt từ 6 hoặc 7 người xuống còn 3 hoặc 4 người trên một chuyến bay. Như vậy chi phí tiếp viên sẽ giảm được từ 40% đến 50%.

Chi phí đào tạo tiếp viên khơng đáng kể: có thể do hãng tự đào tạo với thời gian ngắn, khoảng 3 tháng (với điều kiện đã đạt chuẩn về ngoại ngữ cần thiết cho giao tiếp).

Sắp xếp công việc: Nhân viên cần phải đa nghiệp vụ. Do vậy, ngoài nhiệm vụ phục vụ và đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách trên chuyến bay, tiếp viên phải thực hiện những công việc khác như vệ sinh máy bay, làm thủ tục cho hành khách. Sắp xếp công việc như vậy sẽ tăng năng suất lao động, giảm chi phí khai thác, dễ dàng bố trí, điều chuyển cơng việc. Đồng thời, cũng địi hỏi cơng tác huấn luyện, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn phải thực hiện liên tục.

Đồng thời, nếu sắp xếp lịch bay hợp lý sẽ có thể duy trì thời gian quay đầu máy bay ngắn. Hiện nay, ở Việt Nam, do một số cảng hàng không lớn bị quá tải, nên thời gian quay đầu máy bay cao hơn mức trung bình (45 phút) của khu vực châu Á – Thái Bình Dương với mức tối thiểu là 45 phút.

Đây là đội ngũ lao động đặc thù, là lực lượng quan trọng trong việc đảm bảo kỹ thuật máy bay. Hiện nay lực lượng kỹ thuật này cần phải có tối thiểu 20 người tại căn cứ, trong đó lực lượng kỹ sư chuyên ngành ít nhất cần 10 người để phục vụ đội bay 4 chiếc cùng chủng loại. Ngoài ra, mỗi điểm đến cần 2 kỹ thuật viên. Ở Việt Nam, chưa có cơ sở đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên nên lực lượng này được đào tạo ở nước ngoài với thời gian 5 năm mới đạt được chứng chỉ theo quy định của quốc tế. Khi đó, lực lượng này mới được phép kiểm tra và sửa chữa máy bay.

Lực lượng thợ kỹ thuật máy bay đã có thể đào tạo trong nước với chi phí thấp hơn và thời gian ngắn hơn đào tạo ở nước ngoài. Do chỉ sử dụng hai loại A320 và A321, cùng một dòng A320, giống nhau về các chỉ tiêu kỹ thuật chính như loại động cơ, tầm bay tối đa, tốc độ. Nên chi phí tạo lực lượng kỹ sư và kỹ thuật viên cũng được tiết kiệm.

Vietnam Airlines hiện có một lực lượng kỹ sư và thợ kỹ thuật dòng máy bay A320 mạnh về chất lượng và số lượng. Do vậy hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng của LCC trực thuộc sẽ được thuê từ lực lượng sẵn có của Vietnam Airlines mà không cần phải thành lập một lực lượng thợ kỹ thuật riêng. Hãng chỉ cần xây dựng một lực lượng kỹ sư có trình độ, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ giám sát chất lượng hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, đảm bảo tuân thủ đúng theo những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế và quốc gia. Thực hiện theo hướng này sẽ giúp hãng giảm chi phí quản lý, giảm nhân sự, đảm bảo tính gọn nhẹ của tổ chức; giảm chi phí dự phịng các loại phụ tùng, chỉ giới hạn dự phòng những phụ tùng quan trọng nhất.

Lực lượng khai thác mặt đất:

Đây là lực lượng làm thủ tục cho hành khách tại quầy check –in, hướng dẫn hành khách lên máy bay, tính tốn cân bằng trọng tải máy bay, phục vụ hành lý, đón và hướng dẫn hành khách tại cảng hàng không đến…

Theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng Việt Nam, lực lượng này sẽ được đào tạo trong 18 tháng và được cấp bằng với khả năng có thể thực hiện nhiều ngành nghề. Nhưng nếu chỉ tập trung vào một nghề thì có thể được đào tạo tại đơn vị với thời gian khoảng 3 tháng học lý thuyết và 3 tháng thực hành.

Hiện nay ở Việt Nam, việc áp dụng khoa học cơng nghệ vào tồn bộ quy trình phục vụ hành khách mặt đất chưa nhiều, đòi hỏi nhiều nhân lực.

Xu hướng chung của nhiều hãng hàng khơng nước ngồi và các LCC áp dụng là chuyển từ xây dựng lực lượng chuyên làm nhiệm vụ phục vụ mặt đất sang thuê những công ty dịch vụ mặt đất để thực hiện nhiệm vụ này.

Ở Việt Nam, Cụm cảng hàng không miền Bắc và Cụm cảng hàng không miền Nam đã lập ra các công ty chuyên thực hiện nhiệm vụ phục vụ mặt đất. Do vậy, LCC trực thuộc Vietnam Airlines sẽ thuê lại dịch vụ này từ các cơng ty đó. Làm như vậy, hãng sẽ khơng phải duy trì một lực lượng lớn nhân viên, tiết kiệm được chi phí quản lý, tinh giảm bộ máy tổ chức. Hãng chỉ cần xây dựng một lực lượng nhỏ nhân viên giám sát công việc phục vụ mặt đất tại sân bay.

Lực lượng chuyên viên thương mại, tài chính:

Lực lượng chuyên viên thương mại, tài chính mạnh, năng động hiệu quả sẽ là sức sống của một doanh nghiệp. Lực lượng này đòi hỏi phải được đào tạo chuyên môn trên cơ sở các kiến thức cơ bản chuyên ngành.

Lực lượng này có thể được tuyển chọn từ các trường đại học. Tuy nhiên, kinh doanh vận tải hàng không là một ngành có nhiều kiến thức đặc thù. Do vậy sau khi tuyển dụng những người đã tốt nghiệp đại học, cần phải đào tạo thêm những kiến thức về kinh doanh vận tải hàng không. Hoặc tuyển dụng những người tốt nghiệp đại học chuyên ngành hàng không.

Môi trường làm việc và chính sách đối với nhân viên:

Các LCC thường tập trung nhiều vào đối tượng hành khách du lịch, sinh viên… nên hình ảnh các hãng này đến với đơng đảo cơng chúng thường mang tính trẻ trung, vui vẻ. Do vậy, lãnh đạo hãng cần phải tạo ra được một bầu khơng khí làm việc hòa đồng, vui vẻ ngay trong nội bộ trước khi đem những hình ảnh đó đến với cơng chúng.

Hãng sẽ được xây dựng dưới hình thức cơng ty cổ phần, nhân viên sẽ được ưu tiên mua cổ phần của hãng. Bên cạnh việc có thể huy động nguồn vốn to lớn từ xã hội. Hình thức này sẽ tạo ra sự ổn định về nhân sự thông qua việc gắn chặt quyền lợi người lao động với hãng hàng không, nâng cao trách nhiệm và năng suất lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển mô hình hàng không chi phí thấp của vietnam airlines đến năm 2015 (Trang 75 - 79)