Xây dựng mạng đường bay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển mô hình hàng không chi phí thấp của vietnam airlines đến năm 2015 (Trang 84 - 88)

Là LCC trực thuộc Vietnam Airlines. Hãng sẽ thực hiện một số đường bay thay cho Vietnam Airlines. Tuy nhiên, Vietnam Airlines là một hãng hàng không quốc gia, nhận được nhiều hỗ trợ từ phía chính phủ, ngồi thực hiện mục tiêu kinh doanh có lãi, Vietnam Airlines cịn thực hiện những nhiệm vụ chính trị, xã hội khác nữa. Do vậy ngồi những đường bay có lãi, Vietnam Airlines vẫn phải duy trì đều đặn những đường bay khơng lãi, thậm chí lỗ. Đây thường là những đường bay đến một số tỉnh, thành phố còn chưa phát triển về kinh tế, đời sống dân cư còn thấp.

LCC trực thuộc được thành lập bởi Vietnam Airlines dưới hình thức cơng ty cổ phần với mục tiêu kinh doanh có lãi để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông và cạnh tranh với các LCC khác. Do vậy, mạng đường bay của hãng này sẽ được xây dựng theo hướng:

Mạng đường bay nội địa:

Tập trung khai thác những đường bay có sự cạnh tranh của Pacific Airlines để giành lại thị phần và những đường bay đến những vùng dân cư thu nhập ở mức trung bình để thu hút hành khách với điều kiện các loại A320, A321 có thể hạ cánh tại các cảng hàng không ở đây. Một số đường bay đến các vùng kém phát triển hơn hoặc loại máy bay A320, A321 không thể hạ cánh tại các cảng hàng khơng này thì Vietnam Airlines sẽ tiếp tục đảm nhiệm để thực hiện nhiệm vụ được nhà nước giao. Như vậy, khơng có nghĩa là Vietnam Airlines sẽ dừng hồn toàn trên các đường bay giao cho LCC mà Vietnam Airlines vẫn phải duy trì các đường bay này với một tần suất nhất định để đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ đầy đủ của một bộ phận không nhỏ hành khách.

Cụ thể hãng sẽ khai thác các đường bay sau (một chiều và khứ hồi): Tp. Hồ Chí Minh – Hà Nội

Tp. Hồ Chí Minh/Hà Nội-Đà Nẵng Tp. Hồ Chí Minh/Hà Nội -Huế

Tp. Hồ Chí Minh/Hà Nội – Nha Trang Tp. Hồ Chí Minh/Hà Nội – Đà Lạt

Tp. Hồ Chí Minh – Phú Quốc Tp. Hồ Chí Minh – Hải Phịng

Mạng đường bay quốc tế:

Tập trung khai thác một số đường bay khu vực tối đa 3 giờ đang có sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng LCC nước ngồi. Sau đó, khi đi vào hoạt động ổn định, hãng sẽ mở thêm những đường bay mới khác trong khu vực với thời gian bay tối đa 3 giờ để mở rộng thị trường và đối phó lại các LCC sẽ xuất hiện trong tương lai.

Cụ thể: Đường bay (một chiều và khứ hồi)

Tp. Hồ Chí Minh/Hà Nội – Singapore Tp. Hồ Chí Minh/Hà Nội – Bangkok Tp. Hồ Chí Minh/Hà Nội – Kuala Lumpur Tp. Hồ Chí Minh/Hà Nội – Taipei

Tp. Hồ Chí Minh/Hà Nội – Cao Hùng

3.3 KIẾN NGHỊ

Sau khi nghiên cứu mức độ phát triển của hàng không dân dụng Việt Nam và tình hình cạnh tranh về vận tải hàng khơng trong khu vực, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để áp dụng mơ hình hàng khơng chi phí thấp vào hoạt động của Vietnam Airlines nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh của hãng trong tình hình mới. Những giải pháp này được đưa ra căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay và cịn nhiều hạn chế do trình độ phát triển chung của ngành hàng khơng dân dụng Việt Nam cịn chưa bằng nhiều nước khác trong khu vực.

Do vậy, để các giải pháp này có thể phát huy hiệu quả hơn nữa trong tương lai, xin có một vài kiến nghị sau:

™ Cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng:

- Định hướng cho các doanh nghiệp cảng hàng không phát triển thêm nhà ga hàng khơng chi phí thấp theo hướng cắt giảm tối đa các dịch vụ để giảm chi phí cất hạ cánh và các chi phí cảng hàng khơng khác cho hãng hàng không nhưng vẫn phải đảm bảo được tiêu chí kỹ thuật, an ninh, an tồn theo quy định của quốc tế và quốc gia;

- Chuyển đổi một số cảng hàng khơng nhỏ thành cảng hàng khơng phi phí thấp; - Xây mới một số cảng hàng khơng chi phí thấp theo tiêu chí nêu trên.

™ Nguồn vốn dành cho xây dựng cảng hàng không là rất lớn: Huy động vốn từ các nguồn vốn ODA hoặc tìm hiểu mơ hình huy động vốn theo phương thức tư nhân hóa hoặc cổ phần hóa cảng hàng khơng như nhiều nước trong khu vực đã làm.

™ Nhà nước cần nới lỏng hơn nữa những quy định về thu phí cất hạ cánh và các chi phí cảng hàng khơng khác để các cảng hàng khơng có thể cạnh tranh với nhau trong việc thu hút các hãng hàng không khai thác. Đây chính là yếu tố quan trọng trong việc cắt giảm chi phí khai thác của các LCC. Cảng vụ hàng khơng sẽ giới hạn vai trị của mình ở chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, an ninh, an toàn được tuân thủ nghiêm ngặt.

™ Cơ quan quản lý nhà nước về hàng khơng dân dụng cần đẩy nhanh hơn nữa tiến trình tự do hóa vận tải hàng khơng, hình thành thị trường hàng khơng thống nhất khu vực ASEAN. Đây chính là cơ hội to lớn, gỡ bỏ các rào cản, tạo điều kiện thuận lợi cho các LCC hoạt động.

™ Và cuối cùng, để có thể thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất trong bối cảnh hàng không dân dụng thế giới và khu vực phát triển cao như hiện nay, bản thân các cơ quan quản lý nhà nước về hàng không dân dụng cũng phải không ngừng học tập, nghiên cứu những chính sách, mơ hình mới để thực sự trở thành địn bẩy và cơng cụ định hướng cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam phát triển.

KẾT LUẬN

Quá trình hội nhập kinh tế thế giới làm xuất hiện ngày càng nhiều “bầu trời mở” trong vận tải hàng không dân dụng. Các hình thực hợp tác song phương chuyển sang sang đa phương với những hiệp định được ký kết giữa các quốc gia đã mở ra một cơ hội lớn cho các hãng hàng không khai thác thị trường mới, tăng tần suất khai thác. Hợp tác đa phương dưới dạng hình thành thị trường vận tải hàng khơng thống nhất tạo ra cơ hội cho các hãng hàng khơng có quy mơ nhỏ cùng tồn tại và cạnh tranh với các hãng lớn.

Trong bối cảnh đó, khơng ít hãng tên tuổi bị phá sản. Bên cạnh đó cũng có nhiều hãng có quy mơ nhỏ, khai thác các đường bay ngắn đã đạt được những thành công nhờ áp dụng mơ hình mới theo hướng tận dụng những thị trường khe mà các hãng lớn đã bỏ qua. Từ bệ phóng đó, các hãng này có thể cạnh tranh và chiếm ưu thế hơn các hãng lớn trên một số đường bay phù hợp với mơ hình hoạt động của mình.

Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt với các LCC trên một số đường bay nội địa và quốc tế, Vietnam Airlines đã thực hiện đa dạng hóa giá vé, thực hiện một số chương trình khuyến mại giảm giá để thu hút khách hàng, giành lại thị phần. Tuy nhiên, những chương trình đó chỉ mang tính thời kỳ, khơng thể trở thành một hệ thống giá cước thấp do gặp phải vấn đề về chi phí. Đồng thời, hãng khơng thể cắt bỏ hoàn toàn các dịch vụ truyền thống do uy tín của một hãng hàng khơng quốc gia. Do vậy để áp dụng mơ hình LCC vào Vietnam Airlines nhằm mục đích tạo ra một đối trọng cạnh tranh với các LCC khác trên các đường bay ngắn trong khu vực thì hãng cần phải thành lập riêng một LCC trực thuộc hoạt động theo hướng tối thiểu hóa chi phí để xây dựng một hệ thống giá vé thấp, cạnh tranh được với các LCC khác trên cùng đường bay. Và đây là chiến lược hữu hiệu nhất trong bối cảnh hiện nay để giành lại và mở rộng thêm thị phần trên các đường bay này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển mô hình hàng không chi phí thấp của vietnam airlines đến năm 2015 (Trang 84 - 88)