Khoảng 10 năm trở lại đây, xuất hiện một số LCC ở khu vực châu Á, đi tiên phong là các quốc gia Malaysia, Singapore, Thái Lan… Đó là các hãng: Tiger Airways, AirAsia, Lion Air, ValueAir…
Mơ hình hoạt động của những hãng này có những điểm tương đồng với mơ hình Southwest: Có tiềm năng khai thác mạnh (Đội bay của Lion Air đang khai thác 35 máy bay; Được các nhà chức trách nhiệt tình ủng hộ (Singapore xây dựng nhà ga chuyên phục vụ cho các LCC, Kuala Lumpur có cảng hàng khơng dành riêng cho các LCC); Cung cấp những dịch vụ giá thấp, đặc biệt đến các điểm du lịch trong khu vực và đang dần chiếm lĩnh thị trường. Do mới ra đời, đang trong quá tình đầu tư (chủ yếu các hãng trên hoạt động vào năm 2000) nên sự thành công của các hãng này mới dừng lại ở bước đầu xây dựng được thương hiệu, xây dựng được thị trường riêng và từng bước mở rộng được thị phần. Tuy nhiên những thành cơng ban đầu đó đang hứa hẹn những thành cơng hơn nữa trong tương lai.
LCC điển hình của châu Á: AirAsia
AirAsia là một trong những LCC được thành lập đầu tiên ở châu Á. Trong vòng chưa đầy 5 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động (năm 2001), AirAsia đã phát triển từ 2 chiếc Boeing B737-300 lên 49 chiếc ở thời điểm hiện tại. Hiện đội bay của AirAsia đã vận hành trên 803 chuyến bay quốc tế từ Kuala Lumpur, Jôhor Bahru, Kuching, Kora Kinabalu, Bangkok và Jakarta. Đặc biệt tại cảng hàng không dành riêng cho các LCC ở Kuala Lumpur, chỉ sau chưa đầy 1 năm xây dựng và đi vào hoạt động (tháng 8/2003), AirAsia đã đạt mức kỷ lục trên 4 triệu hành khách chuyên chở qua cảng hàng khơng này. Ngồi ra, AirAsia hiện đang hoạt động tại tất cả 11 quốc gia trong khu vực.
AirAsia đạt được những thành cơng này là nhờ vào yếu tố chi phí đầu tư. Hãng giảm thiểu chi phí bằng cách quay vịng máy bay nhanh hơn, nâng cấp tiện ích máy bay và hiệu quả phi hành đoàn, cung cấp dịch vụ đơn giản, khơng phục vụ bữa ăn miễn phí, sử dụng một loại máy bay để tiết kiệm chi phí đào tạo và chi phí bảo dưỡng, sửa chữa. Tất cả những yếu tố này đã giúp hãng tiết kiệm được chi phí và giảm giá vé.
Hoạt động của các LCC khác ở châu Á cũng dựa trên những đặc trưng này của AirAsia.
1.5.4 Mơ hình hàng khơng chi phí thấp của Pacific Airlines
Pacific Airlines là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam chính thức thực hiện mơ hình hàng khơng chi phí thấp.
Hãng hiện đang khai thác những đường bay đã có sự tham gia của những hãng lớn. Tại thị trường nội địa, Pacific Airlines gặp phải Vietnam Airlines. Tại thị trường quốc tế, hãng gặp phải những đối thủ còn lớn hơn như China Airlines, Eva Airways trên hành trình tp. Hồ Chí Minh – Taipei, Vietnam Airlines trên hành trình tp. Hồ Chí Minh – Cao Hùng. Do vậy hãng luôn yếu thế hơn các hãng hàng không khác khai thác cùng đường bay và rơi vào tình trạng lỗ liên tục.
Trước tình thế như vậy, hãng phải thay đổi cách thức hoạt động. Đến cuối năm 2006, hãng chính thức cơng bố chuyển hẳn sang mơ hình hành khơng chi phí thấp. Nhưng trong thời gian dài trước đó, hãng đã thực hiện nhiều hình thức cắt giảm chi phí để giảm giá vé. Kết quả là thị phần vận tải hàng không nội địa đã tăng gần gấp 2 lần trong năm 2006 (31%) so với năm 2005 (17%). Đây là một con số không phải là nhỏ do Pacific Airlines chỉ khai thác các đường bay giữa 3 thành phố Hà Nội, Đã Nẵng và tp. Hồ Chí Minh.
Bảng 1.3: Mơ hình hàng khơng chi phí thấp của Pacific Airlines
Đặc trưng sản phẩm
Giá cước Thấp hơn hãng truyền thống 25-30% Đơn giản, một chiều
Điểm nối điểm, không nối chuyến
Căn cứ vào thời điểm mua vé so với thời điểm khởi hành. Phân phối Đại lý và bán trực tiếp qua internet
Sử dụng vé giấy và vé điện tử Dịch vụ Một hạng ghế (hạng du lịch)
Mật độ ghế cao, khoảng cách ghế 29 inch Không phục vụ suất ăn
Tần suất bay Trung bình
Đúng giờ Tốt
Đặc trưng hoạt động
Máy bay Đơn chủng loại (Boeing 737)
Thời gian khai thác trong ngày trung bình (7 giờ/ngày) Chặng bay Từ ngắn tới trung bình, tối đa 3 giờ bay
Cảng hàng khơng Cảng hàng khơng chính
Thời gian quay đầu 45 phút – 1giờ Tốc độ tăng trưởng Mục tiêu 15%/năm
Nhân viên Đa nghiệp vụ, sở hữu cổ phần trong hãng
1.5.5 Những đặc trưng chung nhất giữa các mơ hình LCC
Căn cứ vào chiến lược phát triển và tình hình hoạt động thực tế, các LCC sẽ áp dụng những mơ hình thích hợp. Tìm hiểu qua một số LCC ta thấy rằng hãng áp dụng một cách khác nhau:
- Thành lập mới hoàn toàn, hoặc chuyển đổi từ một hãng truyền thống, hoặc thành lập một LCC trực thuộc.
- Đơn hạng ghế hoặc đa hạng ghế.
- Chỉ khai thác điểm nối điểm hoặc thực hiện nối chuyến ở mức tối thiểu. - Sử dụng hệ thống đặt chỗ hoặc đặt qua internet.
- Sử dụng hệ thống đại lý hoặc chỉ bán trực tiếp, hoặc kết hợp cả hai.
- Không phục vụ các dịch vụ trên chuyến bay hoặc phục vụ ở mức tối thiểu. - Sử dụng các cảng hàng khơng chính; các cảng hàng khơng thứ cấp; cảng hàng
không hoặc nhà ga dành riêng cho LCC . - Thời gian quay đầu ngắn hoặc trung bình. - Tần suất bay trung bình hoặc cao.
- Mật độ ghế cao.
Từ thực tế này, ta có thể đưa ra một số đặc trưng phổ biến và hiệu quả nhất của các mơ hình LCC trên thế giới theo bảng 1.4
Bảng 1.4 :Đặc trưng chung của các mơ hình hàng khơng chi phí thấp
Đặc trưng sản phẩm
Giá cước Thấp hơn hãng truyền thống 20-30% Đơn giản, một chiều
Điểm nối điểm Không nối chuyến
Căn cứ vào thời điểm mua vé so với thời điểm khởi hành. Phân phối Bán trực tiếp qua internet
Sử dụng vé điện tử
Dịch vụ Một hạng ghế (hạng du lịch)
Mật độ ghế cao, khoảng cách ghế 29-30 inch Không xếp ghế trước
Không phục vụ các dịch vụ trên chuyến bay Tần suất bay Cao
Đúng giờ Tốt
Đặc trưng hoạt động
Máy bay Đơn chủng loại (Boeing B737 hoặc A320)
Thời gian khai thác trong ngày cao (trên 10 giờ/ngày) Chặng bay Từ ngắn tới trung bình, tối đa 3 giờ bay
Cảng hàng không Cảng hàng không thứ cấp, hoặc nhà ga, cảng hàng không dành riêng cho LCC
Thời gian quay đầu ngắn (45 phút – 1 giờ) Tốc độ tăng trưởng Mục tiêu 15-20%/năm
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH HÀNG KHƠNG CHI PHÍ THẤP CỦA VIETNAM AIRLINES