Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển mô hình hàng không chi phí thấp của vietnam airlines đến năm 2015 (Trang 60 - 62)

Từ năm 2001 đến nay Vietnam Airlines hoạt động luôn ln có lãi.

Bảng 2.5: Tình hình doanh thu, lợi nhuận của Vietnam Airlines

2001-2005 2006

Doanh

thu (tỷ) Tăng bình quân (%) Lợi nhuận (tỷ) Tăng bình quân (%) thu (tỷ) Doanh So với 2005 nhuận Lợi So với 2005

73.731 20,5 3,217 10,9 17.438 +12,8 354 -37,2

(Nguồn: Tổng hợp từ Tạp chí Hàng khơng Việt Nam)

Giai đoạn 2001-2005, doanh thu đạt 73.731 tỷ đồng, tăng bình quân 20,5%/năm; lợi nhuận trước thuế đạt 3.217 tỷ đồng, tăng bình quân 10,9%/năm; vận chuyển được 22.491.997 hành khách, tăng bình qn 15,4%/năm; vận chuyển hàng hóa được 389.000 tấn, tăng bình quân 16%/năm.

Riêng năm 2006, doanh thu đạt 17.438 tỷ đồng, tăng 12,8% so với năm 2005 nhưng lợi nhuận trước thuế đạt 354 tỷ đồng, giảm 37,2% so với năm 2005. Lợi nhuận giảm phần lớn là do chi phí nhiên liệu đầu vào tăng cao.

Như vậy, cho dù bị ảnh hưởng bởi sự kiện khủng bố 11 tháng 9, dịch SARS nhưng Vietnam Airlines vẫn đứng vững và hoạt động có lãi.

Bảng 2.6: Cơ cấu tài chính của Vietnam Airlines

(Đơn vị: Tỷ VND) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng tài sản 6.267 9.065 11.643 15.298 16.982 17.600 Nợ phải trả 3.760 5.892 8.150 11.000 11.341 11.113 Vốn chủ sở hữu 2.507 3.173 3.493 4.298 5.641 6.487 Tỷ số nợ (lần) 0,6 0,65 0,7 0,72 0,67 0,63

So sánh với một số hãng trong khu vực đang khai thác ở thị trường Việt Nam, Vietnam Airlines vẫn là một hãng hàng khơng nhỏ, ít máy bay, tiềm lực tài chính hạn chế. Như vậy để đạt được mục tiêu đội máy bay 56 chiếc vào 2010 thì hãng phải tìm được nguồn đầu tư to lớn.

2.2.2.7 Chi phí

So với nhiều hãng trong khu vực, Vietnam Airlines đang khai thác với ở mức chi phí trung bình trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, một số chi phí chiếm tỷ trọng lớn như nhiên liệu, máy bay (thuê, khấu hao, bảo dưỡng, sửa chữa) thì lại cao hơn mức trung bình.

Bảng 2.7: Cơ cấu chi phí của Vietnam Airlines

STT DANH MỤC CHI PHÍ TỶ LỆ

1 Máy bay (thuê, khấu hao, bảo dưỡng, sửa chữa) 34,0%

2 Nhiên liệu 26,8%

3 Nhân công 5,1%

4 Chi điều hành bay 2,1%

5 Chi trả sân bay 2,8%

6 Chi dịch vụ phục vụ bán:

- Chi quảng cáo 0,6%

- Hoa hồng đại lý 4,7%

- Đặt vé giữ chỗ 2,9%

- In biểu mẫu, chứng từ vận chuyển 1,5%

- Xúc tiến thương mại 0,3%

7 Suất ăn, đồ uống 6,2%

8 Báo và giải trí phục vụ hành khách trên chuyến bay 1,3%

9 Thuê xe sân đỗ 0,8%

10 Phục vụ hành khách khác 0,5%

11 Các chi phí khác 10,4%

Hiện nay Vietnam Airlines sử dụng 5 dòng máy bay: ATR 72; Fokker; A320, A321 (A320 và A321 thuộc cùng một dịng máy bay); A330; B777. Trong đó A330 và B777 thuộc dịng máy bay hiện đại nên chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cao hơn các dòng máy bay khác; hãng cũng phải th kỹ sư nước ngồi nên chi phí cao hơn kỹ sư người Việt Nam. Bên cạnh đó, do thiếu máy bay nên hãng vẫn phải sử dụng các loại máy bay tầm xa như B777, A330 để khai thác hành trình ngắn, trung trong nội địa và khu vực nên không hiệu quả về mặt tiêu hao nhiên liệu.

Nếu cơ cấu lại đội máy bay, sử dụng những loại máy bay tầm ngắn, trung để khai thác các đường bay nội địa và trong khu vực thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và giảm được chi phí trên những đường bay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển mô hình hàng không chi phí thấp của vietnam airlines đến năm 2015 (Trang 60 - 62)