- Trái phiếu Chính phủ đợt 39 100 200 295 296 309 TP Chính quyền ĐPđợt 1628
2.2.1. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn.
Những năm gần đây, việc một số NHTMCP rơi vào giai đoạn chấn chỉnh, củng cố, phải chịu sự kiểm soát đặc biệt của NHNN trong hoạt động kinh doanh không những làm hạn chế hoạt động của bản thân những NH này mà còn ảnh hưởng chung đến quá trình tăng trưởng của khối NHTM. Tuy vậy, thị phần huy động vốn trong giai đoạn 2001-2007 của các NHTMCP vẫn liên tục tăng làm cho khối NHTMNN bị thu hẹp thị phần cịn khối NH nước ngồi và NH liên doanh hầu như không thay đổi.
Bảng 2.7-Thị phần huy động vốn của các NHTM Việt Nam qua các năm. Đơn vị tính: % Khối NH 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
NHTMNN 80,3 79,6 78,6 75,7 75,35 70,1 62,3
NH Nước ngoài 8,9 8,7 7,9 8,8 6,95 7,07 7,3 NH Liên doanh 1,4 1,3 1,7 1,6 0,97 1,04 1,5
NHTMCP 9,4 10,4 11,9 13,9 16,73 21,79 28,9
Nguồn: NHNN & Ngân hàng Đầu tư và phát triển VN.
Tính đến cuối năm 2003, huy động vốn của toàn hệ thống tổ chức tín dụng tăng 25,8% (cao hơn tốc độ tăng 19,4% của năm 2002). Trong đó, huy động vốn bằng đồng Việt Nam tăng 38,6% (so với 29,22% năm 2002), huy động ngoại tệ tăng 3,7% (thấp hơn mức tăng 5,6% vào năm 2002). Nguyên nhân là do hầu hết các NHTM đều tăng lãi suất huy động đồng Việt Nam, tỷ giá được duy trì ổn định, lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam cao hơn lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ.
Nhóm NHTMCP tại TPHCM tuy có mức tăng trưởng huy động vốn khá cao (bình quân khoảng 67%) nhưng mức tăng trưởng không đều giữa các NH. Giai đoạn này mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất và trên thị trường có thêm nhiều kênh thu hút vốn (trái phiếu, cổ phiếu…) nhưng huy động vốn của các NHTMCP vẫn giữ được tốc độ tăng cao là do các NH duy trì được nhiều hình thức huy động, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường cơng tác quảng bá hình ảnh.
Đến cuối năm 2004, tăng trưởng huy động vốn của tồn hệ thống tổ chức tín dụng tăng 33,2%, cao hơn tốc độ tăng 25,8% của năm 2003. Tuy nhiên, tăng trưởng huy động vốn bằng đồng Việt Nam thấp hơn năm 2003 (38,6%) và chỉ đạt ở mức 33,73%, thay vào đó là tăng trưởng mạnh của huy động vốn bằng ngoại tệ (31,96%). Nguyên nhân là do lãi suất ngoại tệ có xu hướng tăng, chỉ số giá tiêu dùng tăng làm lãi suất thực đồng Việt Nam giảm.
Cũng ở thời kỳ này, huy động vốn của nhóm NHTMCP trên địa bàn TPHCM tuy tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2003, nhưng vẫn cịn duy trì ở mức cao và tương đối đồng đều hơn giữa các NH, tốc độ tăng bình quân khoảng 40%. Đến cuối năm 2004, nhóm NHTMCP ở TPHCM đã điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi USD: 2,4%/năm đối với loại kỳ hạn 12 tháng (thời điểm cao nhất lên đến 3,05%/năm); 1,8%/năm cho kỳ hạn 6 tháng; 1,3%/năm cho loại không kỳ hạn.
Tăng trưởng huy động vốn của ngành NH năm 2005 so với năm 2004 đạt mức 26,86% (thấp hơn tốc độ tăng 33,2% của năm 2004). Trong khi đó, nhóm NHTMCP khu vực TPHCM vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng bình quân vào khoảng 46%, cao hơn so với thời kỳ năm 2004. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong từng NHTMCP, có sự thay đổi mạnh. Một trong những nguyên nhân đó là các đợt tăng VĐL của một số
NHTMCP đã làm chuyển dịch vốn từ các tài khoản tiền gửi sang đầu tư vào cổ phiếu phát hành thêm dẫn đến nguồn vốn huy động của các NH này bị giảm.
Cuối năm 2006, tăng trưởng huy động vốn của ngành NH đạt 36,53% (cao hơn mức tăng trưởng 26,86% của năm 2005). Tỷ lệ này bình qn khoảng 64% đối với nhóm NHTMCP trên địa bàn TPHCM. Các NH phải chịu sự cạnh tranh từ TTCK, sự xuất hiện của nhiều công ty đầu tư tài chính đã tạo hướng rẽ cho kênh huy động vốn trong nền kinh tế. Đây cũng là khó khăn và thử thách mà các NHTMCP trên địa bàn TPHCM phải đối mặt.
Năm 2007, tăng trưởng huy động vốn của ngành NH đạt khoảng 45%. Trong khi đó, tỷ lệ này bình qn tăng trên 110% đối với nhóm NHTMCP trên địa bàn TPHCM. Nguyên nhân là do huy động vốn của các NHTMCP trên địa bàn TPHCM liên tục tăng qua các năm: chỉ tính riêng cho địa bàn TPHCM, đến thời điểm tháng 12/2007, các NHTMCP đã chiếm 46,9% tổng thị phần huy động, khối NHTMNN giảm chỉ còn 35,09%. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do yếu tố lãi suất và chính sách khuyến mại, tiếp đến là việc các NHTMCP mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, tiếp thị đã làm tăng uy tín của nhóm NHTMCP trong mắt của người dân (khi được hỏi dịch vụ của nhóm NH nào là tiện ích, chỉ có 9% bỏ phiếu bình chọn cho nhóm NH liên doanh, 11% chọn nhóm NH nước ngồi, 32% chọn nhóm NHTMNN và có đến 48% số phiếu bình chọn cho nhóm NHTMCP- Kết quả do NH Việt Á thực hiện cuối năm 2007).
Bảng 2.8-Tình hình huy động vốn ở một số NHTMCP tại TPHCM qua các năm.
Đơn vị tính: tỷ đồng. Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Ngân hàng % tăng % tăng % tăng % tăng % tăng NH SG TTín 6.435 66,88 9.201 42,98 12.260 33,25 21.338 74,05 53.772 152 NH Á Châu 9.797 13,65 12.712 29,75 22.332 75,68 38.506 72,43 73.966 92,09 NH Đông Á 3.693 125,32 5.573 50,91 6.576 18 8.584 30,54 21.516 150,65 NH P.triển nhà 770 32,3 1.092 41,82 1.871 71,34 3.244 73,38 12.456 283,97 NH XN Khẩu 5.704 35,78 7.568 32,68 10.309 36,22 13.467 30,63 22.915 70,16 NH Kỹ Thương 5.150 42,78 6.986 35,65 9.360 33,98 15.164 62,01 34.586 128,08 NH SG C.Thương 1.652 40 2.512 52,06 3.619 44,05 5.195 43,56 8.579 65,14 NH Phương Đông 1.518 170,35 2.259 48,78 3.548 57,08 5.412 52,55 9.804 81,15 NH Việt Á 718 48,96 1.149 60,03 1.561 35,86 2.529 62,01 4.577 80,98
NH Sài Gòn 1.027 - 2.072 101,74 3.629 75,17 9.935 173,79 22.753 129,01
B.quân (%) 67,61 40,2 46,83 64,36 114,73
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM.