Hoàn thiện chức năng tự giám sát của các NHTMCP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 89)

- Trái phiếu Chính phủ đợt 39 100 200 295 296 309 TP Chính quyền ĐPđợt 1628

3.2.2.2.2. Hoàn thiện chức năng tự giám sát của các NHTMCP.

Cũng giống như NHNN, hiện nay phần lớn các NHTM chưa ban hành văn bản quy định công tác kiểm tra, giám sát trong nội bộ NH. Một số NHTM tuy có quan tâm đến cơng tác này nhưng về mặt tổ chức bộ máy vẫn chưa mang tính độc lập, vẫn còn chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc; việc kiểm tra và báo cáo còn được thực hiện theo ngành ngang (ở phạm vi từng Chi nhánh) nên vẫn chưa quản lý, chấn chỉnh một cách kịp thời và tồn diện các rủi ro có thể xảy ra.

Do đó, cần xây dựng mơ hình quản trị NH tiếp cận với thơng lệ quốc tế. Trong đó, phải phân định rõ trách nhiệm của từng bộ phận trong NH; tăng cường vai trò của tổ chức kiểm tra-kiểm soát nội bộ NH. Phải tách bộ phận kiểm tra, giám sát nội bộ thành Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị, hoạt động độc lập với các Phòng/Ban chức năng.

Song song với việc thành lập Ban kiểm toán nội bộ, Hội đồng quản trị phải nâng tầm chức năng của Ban này theo hướng không chỉ giới hạn ở phạm vi kiểm tra, giám sát tính tn thủ trong q trình hoạt động mà tiến tới việc phải đánh giá được mức độ cũng như khả năng có thể xảy ra rủi ro tại từng bộ phận hoạt động, kinh doanh của ngân hàng.

Hiện nay, phần lớn cán bộ giám sát nội bộ hay cán bộ thuộc Ban kiểm toán nội bộ của các NH còn rất yếu về nghiệp vụ. Trước khi kiểm tra bộ phận nào đó, phần lớn cán bộ kiểm toán đều yêu cầu bộ phận cần kiểm tra cung cấp các quy chế, quy trình nghiệp vụ có liên quan cũng như đề nghị các Phịng/Ban nghiệp vụ mô tả lại nội dung công việc để đối chiếu với thực tế. Ngay cả khi kiểm tra hoạt động tại các Chi nhánh trực thuộc, cán bộ kiểm tốn nội bộ thường xun liên hệ về các Phịng/Ban tại Hội sở để tham khảo nghiệp vụ. Rõ ràng công tác kiểm tra như hiện nay chỉ mới dừng lại

Vì vậy, trong khâu tuyển dụng, bố trí nhân sự cho Ban kiểm toán nội bộ, cần phải chọn người được đào tạo đúng chuyên ngành, nắm vững quy chế, quy trình tác nghiệp để tiến tới chun mơn hóa, chun nghiệp hóa trong kiểm tra, giám sát; chấm dứt tình trạng cán bộ kiểm tốn phải tham khảo nghiệp vụ từ các cán bộ tác nghiệp.

Cuối cùng, để kết quả thanh tra, giám sát thực sự có hiệu quả và phát huy được tác dụng phòng ngừa rủi ro, các NHTM phải xây dựng cơ chế thưởng, phạt áp dụng thích hợp đối với từng bộ phận hoạt động kinh doanh. Hiện nay, ở các NHTMCP, khi thực hiện kinh doanh có lãi vượt kế hoạch được giao (mặc dù nhờ nhiều vào yếu tố khách quan do thị trường mang lại), các Phịng/Ban trình mức khen thưởng với tỷ lệ tương ứng và đều được chấp thuận. Việc khen thưởng, động viên là cần thiết để kích thích năng suất lao động của cán bộ, nhân viên nhưng tránh lạm dụng nó dẫn đến tình trạng mất công bằng giữa các bộ phận trong NH. Khen thưởng thì có, nhưng khi kinh doanh bị lỗ thì khơng thấy các NH đưa ra hình thức kỷ luật hay phạt nào đối với các Phòng/Ban trước đây đã từng được khen thưởng mà lại đổ lỗi cho thị trường. Hoặc khi Ban kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra, kiểm soát một bộ phận/nghiệp vụ nào đó phát hiện sai sót nghiêm trọng thì được khen thưởng, cịn khi khơng phát hiện sai sót thì lại lấy lý do là việc kiểm tra, kiểm soát được thực hiện theo nguyên tắc chọn mẫu. Rõ ràng cơ chế thưởng, phạt như hiện nay là chưa thật sự phát huy tác dụng. Các NHTMCP nên xem xét lại vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)