Cổ phần hóa BIDV và ICB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 57)

- Trái phiếu Chính phủ đợt 39 100 200 295 296 309 TP Chính quyền ĐPđợt 1628

2.3.2.2. Cổ phần hóa BIDV và ICB.

Không như VCB và MHB, BIDV và ICB được đưa vào kế hoạch CPH trễ hơn. Theo đó, BIDV và ICB sẽ phải tự nâng cao năng lực tài chính để đạt các chỉ số tài chính theo chuẩn quốc tế vào cuối năm 2006 và sẽ tiến hành CPH trong năm 2007.

Tháng 2/2007, ICB đã ký hợp đồng với công ty Ernst & Young để tiến hành kiểm tốn hoạt động tài chính của ICB theo chuẩn mực kế tốn quốc tế. Trong năm 2007, ICB đã hồn thành việc xây dựng lộ trình tổng thể về CPH, được Chính phủ chấp thuận cấp bổ sung VĐL gần 4.000 tỷ đồng và phê duyệt chọn JP Morgan làm tư vấn CPH. Đến cuối năm 2007, ICB đã xây dựng xong phương án CPH và theo kế hoạch sẽ trình NHNN và Chính phủ phê duyệt trong tháng 1/2008. Sau khi Chính phủ phê duyệt phương án CPH, ICB sẽ tiến hành IPO trong tháng 3/2008. Theo đó, sẽ phát hành thêm 25% cổ phiếu tăng vốn ra công chúng, và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, đến cuối tháng 06/2008, việc IPO của ICB vẫn chưa được thực hiện.

Về phần mình, BIDV đã xây dựng những lộ trình cụ thể, giao trách nhiệm thực hiện đến từng cấp lãnh đạo trong hệ thống và công bố khá rõ về các bước thực hiện ở khâu chuẩn bị trước CPH. Cụ thể như:

Trước 31/12/2006, phải thực hiện xử lý nợ xấu sao cho tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ dưới 5%; tăng vốn tự có để đảm bảo CAR đạt từ 8%-10%.

Trong năm 2007, đẩy mạnh phát triển mạng lưới; hoàn thiện sổ tay quản lý Chi nhánh; xây dựng cơ chế quản lý, kiểm soát hoạt động các đơn vị trực thuộc; đầu tư công nghệ thông tin; xác định cơ cấu tài sản Nợ-Có; ban hành các cơ chế, chính sách, văn bản chỉ đạo; xây dựng chiến lược thương hiệu; xây dựng đề án CPH chi tiết trình Chính phủ…

Ngày 11/07/2007, BIDV đã ký hợp đồng tư vấn CPH với đối tác Morgan Stanley Asia. Theo lộ trình CPH của mình, BIDV sẽ trình lên Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt phương án CPH chi tiết vào tháng 9/2007, tổ chức bán cổ phần lần đầu trong quý IV/2007 và niêm yết CP trên TTCK trong 6 tháng đầu năm 2008.

Tuy nhiên, đến tháng 03/2008, về cơ bản, mặc dù BIDV đã hoàn tất các cấu phần của hợp đồng tư vấn CPH đó là: khảo sát và báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động; xây dựng phương án CPH; tư vấn lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược… nhưng vẫn chưa đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ phương án CPH chi tiết.

Dù sớm hay muộn, các NHTMNN cũng phải tiến hành CPH, việc chậm trễ so với tiến độ không phải do bản thân các NH mà do vướng mắc trong các quy định pháp lý và những hướng dẫn cụ thể. Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nước còn phải xem xét, đánh giá nhiều vấn đề liên quan khi CPH. Việc xem xét không chỉ nhắm vào nội

lực của từng NHTMNN mà còn đề cập đến những rủi ro sau khi thực hiện CPH cũng như thời điểm tiến hành CPH để đạt được nguồn thu cao nhất. Đây là bài toán cần phải cân nhắc cẩn trọng, vấn đề không phải là chạy đua để IPO mà là chọn thời điểm quan trọng để có giá bán hợp lý, nhất là trong giai đoạn thị trường đang ở vào giai đoạn điều chỉnh sâu như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)