Giải pháp hỗ trợ các NHTMCP sau niêm yết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 92)

- Trái phiếu Chính phủ đợt 39 100 200 295 296 309 TP Chính quyền ĐPđợt 1628

3.2.2.4. Giải pháp hỗ trợ các NHTMCP sau niêm yết.

Đối với các NHTMCP, mọi việc không phải chỉ dừng lại khi đã thỏa các điều kiện và được phép niêm yết CP trên HOSE, mà phải luôn đảm bảo một tình hình tài chính lành mạnh, một tỷ lệ khả năng chi trả ở mức an toàn.

Cơ cấu lại dư nợ và xử lý các khoản nợ xấu trước khi thực hiện niêm yết là việc làm đã khó, q trình cải thiện và hạn chế phát sinh thêm các khoản nợ xấu ở giai đoạn sau niêm yết càng khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề này, tất nhiên bản thân các NHTMCP phải ý thức và tự gánh lấy trách nhiệm. Trên thực tế, mặc dù các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM đã ra đời nhưng nó chỉ là nơi chứa đựng các khoản nợ khó địi từ NH mẹ chuyển sang, chức năng chỉ mới dừng lại ở khâu thẩm định giá trị tài sản thế chấp cũng như quản chấp hàng hóa cầm cố cho đến khi tài sản đó được bán, thanh lý; cịn để xử lý các món nợ này thì các Cơng ty quản lý nợ và khai thác tài sản khơng có thị trường giao dịch.

Để hỗ trợ thêm nữa cho các NHTM nói chung cũng như các NHTMCP nói riêng, nhất là ở giai đoạn sau niêm yết, Chính phủ cần xây dựng một cơ chế để phát triển thị trường thứ cấp cho các hoạt động mua, bán các khoản nợ xấu của các NHTM. Trước mắt, Chính phủ sử dụng nguồn lực của mình để xử lý các khoản nợ này từ các NHTMNN; các Cơng ty giao dịch tài sản có, tài sản nợ của Chính phủ phải tiếp cận trực tiếp các NHTMNN trong quá trình tiếp nhận và xử lý các món nợ này; vấn đề là thực hiện việc mua bán các khoản nợ của các NHTMNN chứ không phải của các DNNN. Khi thị trường này được khởi động và giao dịch có hiệu quả, q trình tham gia của các NHTMCP để giải quyết nợ tồn đọng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở phần đầu, đề tài đã nêu lên được sự cần thiết cùng với những điều kiện để một NHTMCP có thể niêm yết CP trên TTCK. Sau khi phân tích hoạt động của một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM trong thời gian qua theo những chỉ tiêu cơ bản (tình hình huy động vốn, mức tăng trưởng của tổng tài sản, dư nợ cho vay, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận, vốn tự có cũng như khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động...) và so sánh với các điều kiện để được niêm yết cổ phiếu trên TTCK cho thấy hầu hết các NHTMCP trên địa bàn TPHCM có đủ điều kiện để thực hiện niêm yết CP tại HOSE.

Kết hợp với phân tích thực trạng hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM từ lúc thành lập, trải qua quá trình hoạt động và chuyển đổi thành Sở Giao dịch chứng khoán đến nay, đề tài khẳng định đã thỏa mãn điều kiện cần và đủ để các NHTMCP trên địa bàn TPHCM có thể thực hiện niêm yết CP của mình trên HOSE. Từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp từ tổng quát đến cụ thể nhằm mục đích cuối cùng là tạo được mơi trường thuận lợi cho các NHTM nói chung, các NHTMCP nói riêng tiếp cận dần các yêu cầu do UBCKNN và NHNN đặt ra để được niêm yết CP trên TTCK và mạnh dạn niêm yết khi đủ điều kiện. Chỉ có như thế, các NHTM Việt Nam mới có đủ nội lực và tiền đề tốt để phát triển thành những tập đồn tài chính vững mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)