Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 82)

- Trái phiếu Chính phủ đợt 39 100 200 295 296 309 TP Chính quyền ĐPđợt 1628

3.2.2.1.1. Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Phần lớn các NHTMCP ở TPHCM đều có hệ số an toàn vốn-CAR đạt trên mức quy định của NHNN và vượt xa các NHTMNN. Tuy nhiên, do xu hướng phát triển và

hội nhập với các NHTM trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là sự có mặt ngày càng nhiều các NHTM nước ngoài tại Việt Nam, yêu cầu đối với Hệ thống NHTM Việt Nam là phải tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá hoạt động ngân hàng an toàn theo Hiệp ước vốn do Ủy ban giám sát ngân hàng xây dựng vào tháng 07/1988 (được gọi tắt là hiệp ước Basel hay chuẩn mực Basel) và quy định bổ sung vào tháng 01/1996 (Basel 2).

Theo chuẩn mực Basel 2, hệ số CAR được tính theo cơng thức: Vốn tự có

CAR= ------------------------------------------------------------- Rủi ro tín dụng + rủi ro thị trường + rủi ro hoạt động

hoặc

Vốn tự có

CAR= -------------------------------------------- (Công thức 2) số vốn dành cho

TTS có rủi ro + rủi ro thị trường , rủi ro hoạt động

Như vậy, với cách tính hệ số CAR ở Cơng thức 1 (theo QĐ457) đã tiến khá sát với yêu cầu của chuẩn mực Basel 2 nhưng phần mẫu số chúng ta chưa tính đến vốn dành cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Nếu áp dụng chuẩn mực Basel 2 thì ít NHTM Việt Nam có hệ số CAR đạt trên mức 8% theo quy định.

Do đó, các NHTM nên áp dụng nguyên tắc thận trọng, nghĩa là áp dụng cách tính hệ số CAR theo Công thức 2 càng sớm càng tốt, bởi sớm muộn gì NHNN cũng sẽ chuyển dần sang áp dụng các chuẩn mực Basel cho các NHTM Việt Nam. Có thể thấy những quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về

việc ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng thể hiện rõ xu

hướng này.

Muốn vậy, quy mô về VTC của các NHTM chắc chắn phải tăng hơn nữa nhằm đảm bảo hệ số an toàn trong hoạt động cũng như đáp ứng khả năng mở rộng kinh doanh. Cụ thể:

• Đối với các NHTMNN, hình thức tăng vốn thơng qua nhận tiền từ Chính phủ khơng thể xem là giải pháp mang tính lâu dài. Để tranh thủ được lợi thế từ huy động vốn bằng việc phát hành CP, chỉ có cách đẩy nhanh tốc độ CPH. Trong đó, Chính phủ phải cùng với các cơ quan chức năng phối hợp và ra quyết định kịp thời để tháo gỡ những vướng mắc trong q trình thực hiện CPH.

• Đối với các NHTMCP, khi điều kiện huy động vốn thơng qua việc phát hành CP cịn dễ thực hiện, nên tận dụng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của VTC. Tuy nhiên, để có thể sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động này, các NHTMCP phải lập kế hoạch chi tiết và phương án khả thi thơng qua Đại hội đồng cổ đơng.

• Để khắc phục tình trạng thị trường bị chia cắt, khả năng xâm nhập thị trường, mở rộng mạng lưới hoạt động còn hạn chế cũng như đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các NHTM, nên mạnh dạn sáp nhập các NHTM với nhau theo hướng: Sáp nhập một NHTMCP vào một NHTMNN hoặc sáp nhập hai

NHTMNN với nhau hoặc sáp nhập hai NHTMCP với nhau. Sau sáp nhập,

ngoài việc quy mô vốn được nâng lên, hoạt động kinh doanh của các NHTMCP cũng được mở rộng và đa dạng. Từ đó, các NHTMCP phải tổ chức lại từng luồng sản phẩm riêng biệt, mang tính chun mơn hóa cao để từng bước chiếm lĩnh thị trường bán lẻ và chuẩn bị những điều kiện tiến tới hình thành những tập đồn tài chính lớn.

• Các biện pháp trên không phải lúc nào cũng áp dụng được, bởi nó chỉ có thể xảy ra trong những điều kiện cụ thể ở từng thời điểm nhất định và cũng chỉ là những giải pháp mang tính ngắn hạn, tức thời. Do đó, các NHTM phải tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh để tăng khả năng tích lũy VTC từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Đây mới là biện pháp mang tính ổn định, lâu dài và là một trong những điều kiện để nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)