Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 53)

- Trái phiếu Chính phủ đợt 39 100 200 295 296 309 TP Chính quyền ĐPđợt 1628

2.2.4. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận.

Bảng 2.13-Tình hình tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ở một số NHTMCP.

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Năm

Ngân hàng % tăng % tăng % tăng % tăng % tăng

NH SG T.Tín 125,10 57,95 197,95 58,23 312,81 58,02 611,33 95,43 1.452,12 137,54 NH Á Châu 188,40 14,42 277,99 47,55 391,55 40,85 687,22 75,51 1.870,53 172,19 NH Đông Á 99,11 21,58 98,03 (1,09) 138,45 41,23 200,17 44,58 454,55 127,08 NH PT nhà 20,23 100 24,97 23,42 48,67 94,93 94,15 93,45 167,55 77,96 NH XN Khẩu 0,00 - 0,00 - 28,56 100,00 358,59 1.155,69 628,85 75,37 NH Kỹ Thương 42,17 182,45 107,01 153,76 286,06 167,32 356,52 24,63 709,74 99,07 NH SG C.Thương 73,12 100 93,13 27,36 111,14 19,34 162,04 45,79 236,15 45,74 NH Ph.Đông 28,20 70,91 43,80 55,32 67,20 53,42 142,21 111,62 231,04 62,46 NH Việt Á 18,92 12,49 33,52 77,22 42,17 25,79 71,40 69,34 200,10 180,24 NH Sài Gòn -1,00 - 19,12 100,0 46,70 144,25 152,43 226,39 359,02 135,54 Bình quân (%) 69,98 54,18 64,52 92,50 122,48 2007 2003 2004 2005 2006

Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM.

Năm 2005 được xem là năm bản lề đối với các NHTMCP ở TPHCM, nhất là các NH trước đây rơi vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt của NHNN nay trở lại tình trạng hoạt động bình thường. Kết thúc giai đoạn bị chấn chỉnh, củng cố, chất lượng hoạt động của các NH này đã dần được nâng cao, nợ quá hạn giảm, được thực hiện một số nghiệp vụ mới và mở rộng mạng lưới hoạt động, huy động vốn tăng, dư nợ tín dụng tăng trưởng cao… làm cho lợi nhuận tăng mạnh qua các năm.

Thật vậy, so với năm 2002, mức tăng trưởng lợi nhuận năm 2003 tính bình qn cho nhóm NHTMCP ở TPHCM khoảng 70% nhưng vẫn còn NH bị thua lỗ. Năm 2004, tuy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tính bình qn cho nhóm NH này đạt mức 54% so với năm 2003 nhưng vẫn cịn NH có mức lợi nhuận bằng 0 và các NH khác có tốc độ tăng trưởng chậm lại. Sang năm 2005, tất cả các NH này đều lãi, một số NH duy trì được mức tăng trưởng như năm 2004 và số khác thì tăng trưởng mạnh hơn. Xu hướng này càng thể hiện rõ hơn trong năm 2006 như đối với NH Sài Gòn Thương tín, NH Á Châu và nhất là các NH được xem là tốp dưới ở những năm trước đây nay đã tăng trưởng rất mạnh như NH Xuất Nhập khẩu (tăng trưởng lợi nhuận đạt mức 1.156% so với năm 2005), NH Phương Đơng (111,62%), NH Sài Gịn (226,39%). Kết quả lợi nhuận năm 2007 càng khẳng định hoạt động của các NHTMCP ở TPHCM ngày một ổn định và phản ánh được xu hướng phát triển của nền kinh tế.

“Thiếu vốn một cách trầm trọng” là một trong những đặc điểm của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và các NHTMCP nói riêng. Nếu như chỉ tiêu Tổng tài sản dùng để chỉ quy mô, vị thế của một NHTM thì chỉ tiêu Vốn tự có thể hiện khả năng tự chủ của một NHTM-khả năng mà theo đó một NHTM có thể chịu đựng được trước các rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

Theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN về việc ban

hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng thì

tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu ở mức 8%.

Bảng 2.14-Tình hình Vốn tự có và hệ số an toàn vốn của các NHTMNN Đơn vị tính: tỷ đồng. Ngân hàng Tổng tài sản Vốn tự có CAR (%)

Năm 2005

NH Ngoại thương VN 136.721 8.416 11,04 NH Công thương VN 116.373 4.999 6,07 NH Đầu tư & Phát triển VN 121.404 6.449 6,86 NH Nông nghiệp& PTNT VN 206.763 6.411 4,79

NH Phát triển nhà ĐBSCL 12.630 910 8,48

Năm 2006

NH Ngoại thương VN 166.952 11.127 11,87 NH Công thương VN 135.363 5.607 5,18 NH Đầu tư & Phát triển VN 161.600 10.838 5,9 NH Nông nghiệp& PTNT VN 255.207 11.031 7,6

NH Phát triển nhà ĐBSCL 18.734 968 9,02

Năm 2007

NH Ngoại thương VN 196.117 12.868 12,16 NH Công thương VN 168.000 12.100 6,25 NH Đầu tư & Phát triển VN 204.000 13.338 11 NH Nông nghiệp& PTNT VN 320.000 13.924 7,21

NH Phát triển nhà ĐBSCL 27.196 1.091 9,27

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hay cịn gọi là hệ số an tồn vốn-CAR được xác định

như sau: Vốn tự có

CAR= ---------------------------------- (Cơng thức 1)

Tổng tài sản có rủi ro

Đến cuối năm 2005, hệ số CAR của khối NHTMNN phần lớn chưa đạt mức quy định và còn thấp hơn nhiều so với khối NHTMCP. Đối với nhóm NHTMCP ở khu vực TPHCM thì hầu hết CAR đều đạt, thậm chí vượt xa tỷ lệ quy định 8% của NHNN như NH Sài Gịn thương tín:15,4%; NH Á châu: 12%; NH Đơng Á: 8,94%; NH Phát triển nhà: 27%; NH Việt Á: 34,34%. Tỷ lệ này vẫn được các NHTMCP đảm bảo ở các năm 2006, 2007.

Qua công thức 1 ta thấy để đảm bảo và duy trì thường xuyên hệ số CAR đạt mức quy định thì VTC của các NH phải tăng hoặc Tổng tài sản có rủi ro phải giảm hoặc tốc độ tăng của VTC phải nhanh hơn tốc độ tăng của Tổng tài sản có rủi ro.

Giai đoạn 1998-2000 là giai đoạn nền kinh tế đã qua khủng hoảng toàn diện nên các NHTMCP thành lập ở giai đoạn này có được mơi trường phát triển thuận lợi hơn so với đa số các NHTMNN. Mặt khác, do không phải chịu ảnh hưởng từ những khoản dư nợ phải giải ngân theo chỉ định của Chính phủ nhằm giải quyết những mục đích xã hội nên các NHTMCP có thể linh hoạt, cơ động hơn trong quá trình cơ cấu lại danh mục cho vay cũng như danh mục đầu tư của mình trước những biến động của thị trường thế giới nói chung và thị trường trong nước nói riêng. Tuy nhiên, với sự phát triển ồ ạt, các NHTMCP đã bỏ qua khâu kiểm soát, giám sát ngay trong nội bộ của mình; cộng với việc đầu tư tràn lan và theo phong trào vào lĩnh vực nhà, đất… đã dẫn đến vốn tự có bị âm, một số NH lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, số khác thì phải chịu sự kiểm sốt đặc biệt của NHNN.

Trước tình hình đó, để các NHTMCP có thể tồn tại và tránh khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra, NHNN đã thực hiện sáp nhập, hợp nhất 4 NHTMCP nông thôn vào các NH khác; thực hiện đề án chấn chỉnh, củng cố và sắp xếp lại hệ thống NHTMCP theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Có thể nói năm 2004 là năm mà NHNN chỉ đạo và giám sát chặt chẽ công tác củng cố, xử lý đối với các NHTMCP trong tình trạng kiểm soát đặc biệt; đối với những NHTMCP yếu kém, NHNN kiên quyết thu hồi giấy

Về phần mình, sau thời gian chấn chỉnh, các NHTMCP đã ý thức được việc bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh của mình. Điều đó được thể hiện qua số liệu về tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng TTS. Bên cạnh đó, các NHTMCP đã chuyển dần các khoản mục tài sản về nhóm TSC có hệ số rủi ro thấp hơn, làm cho chất lượng tài sản được cải thiện; nói cách khác, đó chính là q trình mà các NHTMCP làm giảm Tổng tài sản có rủi ro.

Động thái được đánh giá là rất tích cực đối với các NHTMCP ở TPHCM trong giai đoạn 2004-2007 đó là cải thiện đáng kể phần VTC, liên tục thực hiện tăng VTC qua các năm bằng việc phát hành mạnh mẽ CP để huy động vốn.

Bảng 2.15- Vốn và Hệ số an toàn vốn của một số NHTMCP qua các năm.

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Ngân hàng Vốn điều lệ % tăng Vốn tự có % tăng CAR(%)

NH SG Thương Tín 2003 505,95 86,22 644,95 83,30 10,06 2004 740,95 46,45 944,94 46,51 10,49 2005 1.250,95 68,83 1.890,78 100,10 15,40 2006 2.089,00 66,99 2.844,77 50,45 11,82 2007 4.448,81 112,96 3.269,06 14,91 11,07 NH Á Châu 2003 423,91 24,16 542,17 15,74 9,68 2004 481,14 13,50 705,69 30,16 9,80 2005 948,32 97,10 1.277,45 81,02 12,00 2006 1.100,05 16,00 1.538,13 20,41 10,90 2007 2.630,06 139,09 3.271,38 112,68 16,90 NH Đông Á 2003 253,00 - 297,00 36,87 7,88 2004 350,00 38,34 397,60 33,87 8,24 2005 500,48 42,99 651,58 63,88 8,94 2006 880,48 75,93 1.335,48 104,96 13,57 2007 1.600,00 81,72 3.141,00 135,20 17,56 NH Phát triển nhà 2003 70,00 - 66,50 - 2004 150,00 114,29 153,00 130,08 2005 300,00 100,00 357,00 133,33 27,00 2006 500,00 66,67 693,05 94,13 18,21 2007 500,00 - 767,32 10,72 10,15

Ngân hàng Vốn điều lệ % tăng Vốn tự có % tăng CAR NH X.Nhập khẩu 2003 300,00 - 319,05 - 2004 500,00 66,67 519,08 62,69 2005 700,00 40,00 819,65 57,90 12,36 2006 1.212,37 73,20 1.436,32 75,24 16,00 2007 2.800,00 130,95 5.764,34 301,33 27,00 NH Kỹ Thương 2003 180,00 52,71 191,08 - 2004 412,70 129,28 512,11 168,01 2005 617,00 49,50 1.017,36 98,66 14,71 2006 1.500,00 143,11 1.782,72 75,23 17,28 2007 2.521,31 68,09 3.573,42 100,45 14,30 NH SG Công thương 2003 250,00 - 313,34 - 2004 303,50 21,40 380,93 21,57 2005 400,00 31,80 441,00 15,77 9,60 2006 689,26 72,31 767,03 73,93 10,06 2007 1.020,00 47,99 1.410,38 83,88 12,30 NH Phương đông 2003 101,30 44,71 111,22 - 2004 200,00 97,43 222,80 100,33 2005 300,00 50,00 388,47 74,35 8,67 2006 567,00 89,00 793,91 104,37 12,09 2007 1.111,00 95,94 1.475,00 85,79 12,93 NH Việt Á 2003 115,44 - 134,45 - 2004 190,44 64,97 224,80 67,20 2005 250,34 31,46 270,37 20,27 34,34 2006 500,33 99,86 755,70 179,51 25,50 2007 750,00 49,90 1.326,27 75,50 28,02 NH Sài Gòn 2003 92,80 - 93,30 0,54 2004 150,00 61,64 169,18 81,32 2005 271,79 81,19 334,66 97,82 10,52 2006 600,00 120,76 874,35 161,27 14,00 2007 1.970,00 228,33 2.816,12 222,08 14,49 Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM. Từ những cố gắng trên đã tạo điều kiện để các NHTMCP hoạt động tốt hơn, góp phần nâng cao đáng kể hệ số an tồn vốn qua các năm. Tính đến cuối năm 2005, các NHTMCP trên địa bàn TPHCM đã có hệ số CAR đạt trên mức quy định của NHNN và vượt xa khối NHTMNN. Không dừng lại ở kết quả này, trong năm 2006 và 2007, các NHTMCP ở TPHCM tiếp tục kế hoạch tăng vốn điều lệ với đích đến là trên 1.000 tỷ đồng, làm cho VTC tăng mạnh. Mặt khác, các NH này cũng giảm tỷ trọng các khoản mục TSC có hệ số rủi ro cao trong cơ cấu TTS của mình nên hệ số CAR luôn

Đối với một NHTM, việc mua/đầu tư vào TSCĐ trong giai đoạn thành lập Chi nhánh, Phòng Giao dịch để mở rộng mạng lưới hoạt động là vô cùng cần thiết. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc đầu tư vào CNTT (bản quyền phần mềm ứng dụng, hệ thống máy chủ mạnh để quản lý các phần mềm phục vụ cho các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, thanh toán nội hàng, quản trị rủi ro, quản lý thanh toán thẻ, quản lý và phân loại khách hàng…) là một lợi thế cạnh tranh và mang tính sống cịn đối với mỗi NHTM bởi nó là cơ sở để đưa ra và quản lý các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thế nhưng việc tăng đầu tư vào TSCĐ nói chung và CNTT nói riêng đối với các NH lại phụ thuộc rất nhiều vào VTC.

Do đó, tốc độ tăng VTC của các NHTMCP trong thời gian qua không những bảo đảm cho hệ số CAR vượt mức quy định mà còn giúp cho các NH này trong việc mở rộng đầu tư vào TSCĐ cũng như mở rộng giới hạn tín dụng, mở rộng giới hạn cho th tài chính đối với khách hàng, góp phần tăng trưởng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)