Các điều kiện và tiêu chuẩn niêm yết cần được phát triển theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 75)

- Trái phiếu Chính phủ đợt 39 100 200 295 296 309 TP Chính quyền ĐPđợt 1628

3.2.1.1.1. Các điều kiện và tiêu chuẩn niêm yết cần được phát triển theo hướng

+ Khi quy mơ TTCK cịn nhỏ, đa số các doanh nghiệp trong nền kinh tế có vốn tương đối ít thì việc nới lỏng điều kiện để các doanh nghiệp niêm yết CP trên TTGDCK TPHCM là điều hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, với sự phát triển như hiện nay của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng thì việc quy định mức VĐL tối thiểu 80 tỷ đồng đối với một doanh nghiệp khi niêm yết là vẫn còn thấp, cần tăng lên mức từ 200 tỷ đồng ở những năm tới, bởi vì:

Thứ nhất, khi các NHTMCP đủ điều kiện và thực hiện đăng ký niêm yết CP trên

HOSE thì VĐL của các NH này chậm nhất đến cuối năm 2008 cũng phải ở mức từ 1.000 tỷ đồng trở lên (đến cuối năm 2007, đa số các NHTMCP trên địa bàn TPHCM đã có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng và khả năng đạt mức trên 2.000 tỷ đồng trong năm 2008 là hồn tồn có thể). Do đó, nếu khơng nâng mức VĐL tối thiểu đối với doanh nghiệp khi niêm yết thì trên HOSE sẽ có chênh lệch lớn về quy mô giữa các doanh nghiệp với các NH và sự lấn át của CP ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến tính đại diện của chỉ số chứng khoán trên thị trường.

Thứ hai, việc nâng cao mức tối thiểu đối với VĐL của các doanh nghiệp khi niêm

yết trên HOSE cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển sàn giao dịch TPHCM theo hướng dành cho các doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn.

+ Bất cứ một NHTM nào (trừ NH chính sách) thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là lợi nhuận. Giá CP của một NHTM phụ thuộc nhiều vào mức sinh lời và tính rủi ro của NHTM. Vì vậy, lợi nhuận chính là mục đích chủ yếu của NH, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Tại Điều 3 của QĐ787, tuy đã quy định những điều kiện để một NHTMCP được đăng ký xin niêm yết CP, nhưng chưa có điều kiện nào nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM. Những quy định này vẫn còn quá nới lỏng để có thể sàng lọc được những NH tốt gia nhập HOSE, chẳng hạn như quy định “...kinh doanh có lãi liên tục trong 2 năm...”. Thế mức lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận là bao nhiêu? Quy định này vơ hình chung đã xem một NHTM có lãi vài trăm tỷ đồng cũng giống như một NHTM có mức lợi nhuận vài chục triệu đồng. Khơng phải vì có q ít NHTMCP đăng ký niêm yết CP mà chúng ta lại nới lỏng những quy định niêm yết. Đề xuất NHNN sửa đổi những điều kiện này theo hướng bổ sung thêm một số chỉ tiêu ràng buộc và đưa ra giới hạn tối thiểu đối với các chỉ tiêu

• Bổ sung thêm các chỉ tiêu mang tính đánh giá hiệu quả hoạt động của một NHTM thơng qua các hệ số tài chính như hệ số thu nhập ròng trên tổng tài sản- ROA, hệ số thu nhập rịng trên vốn tự có-ROE.

• Đối với chỉ tiêu về lợi nhuận, nên quy định mức bình quân tối thiểu mỗi năm một NHTMCP phải đạt được hoặc mức tích lũy tối thiểu phải đạt được trong 2 năm gần nhất, quy định tốc độ tăng trưởng bình quân của lợi nhuận trong 2 năm. Để tránh ảnh hưởng của chính sách ưu đãi thuế, khi đặt ra các chỉ tiêu về lợi nhuận, nên chọn mức lợi nhuận trước thuế.

+ Theo quy định tại Khoản 6-Điều3-Mục1-Chương II của QĐ787, để được đăng ký niêm yết CP, các NHTMCP phải được NHNN xếp loại A (theo Quyết định số 400/2004/QĐ-NHNN ngày 16/04/2004 của Thống đốc NHNN về xếp loại đối với

NHTMCP) liên tục trong 2 năm gần nhất kể từ thời điểm đăng ký niêm yết CP. Liên

quan đến quy định này, có 2 vấn đề cần xem xét:

• Thứ nhất, Theo QĐ400, vào quý II hàng năm, Thống đốc NHNN sẽ phê chuẩn kết quả đánh giá, xếp loại các NHTMCP (mặc dù chậm nhất là cuối tháng 2 năm sau, NHNN Trung ương đã có báo cáo kết quả đánh giá xếp loại đối với các NHTMCP do NHNN Tỉnh/Thành phố gửi đến). Tuy nhiên, trên thực tế đến tháng 9 năm sau Thanh tra NHNN Trung ương mới thẩm định xong kết quả đánh giá, xếp loại các NHTMCP. Sự chậm trễ này gây ách tắt cho NHTMCP trong q trình hồn tất thủ tục niêm yết ở cửa ngõ NHNN, sau đó NHTMCP cịn phải chờ đợi quyết định từ phía SGDCK. Điều này làm mất cơ hội thuận lợi để các NHTMCP thực hiện niêm yết, bởi vì việc lựa chọn thời điểm niêm yết là rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều đến giá CP khi niêm yết.

Do đó, NHNN Trung ương cần rút ngắn thời điểm phê chuẩn kết quả đánh giá xếp loại đối với các NHTMCP càng sớm càng tốt. Công tác này nên thực hiện theo hướng giao cho Thanh tra Chi nhánh NHNN Tỉnh/Thành phố (nơi mà NHTMCP đóng trụ sở chính) trực tiếp thực hiện thẩm định. Như thế, một mặt NHTMCP có được kết quả xếp loại trong thời gian nhanh nhất (khoảng cuối tháng 2 năm sau), một mặt vai trò của Thanh tra NHNN Tỉnh/Thành phố được

• Thứ hai, trong 5 chỉ tiêu để đánh giá xếp loại một NHTMCP mà QĐ400 quy định ở Điều 2-Chương 1, có chỉ tiêu “Cơng tác quản trị, kiểm sốt, điều hành” đây là chỉ tiêu định tính rất khó xác định, hơn nữa nó chiếm đến 15 điểm (gần 19%) trong tổng số 80 điểm để một NHTMCP đạt được loại A. Nếu để chỉ tiêu này vào thang điểm xếp loại sẽ bị các NHTM tận dụng để cho điểm ở mức tối đa, vơ hình chung làm cho chất lượng “A” bị giảm xuống. Đề xuất nên loại chỉ tiêu này ra khỏi thang điểm đánh giá xếp loại một NHTMCP và xem nó như một khoản bổ sung cho Điều3-Mục1-ChươngII của QĐ787-Điều kiện để được niêm

yết.

Tương tự, chỉ tiêu “Khả năng thanh khoản” cũng chiếm đến 15 điểm trong tổng số 80 điểm để đạt loại A. Thực ra chỉ tiêu này đã được xét đến ở Khoản 4- Điều3-Mục1-ChươngII của QĐ787-điều kiện thứ 4 để các NHTMCP được niêm

yết CP, nếu để chỉ tiêu này vào thang điểm xếp loại sẽ bị trùng lắp. Đề xuất NHNN nên loại chỉ tiêu này ra khỏi thang điểm đánh giá xếp loại một NHTMCP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)