Hoàn thiện chức năng giám sát của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 88)

- Trái phiếu Chính phủ đợt 39 100 200 295 296 309 TP Chính quyền ĐPđợt 1628

3.2.2.2.1. Hoàn thiện chức năng giám sát của NHNN.

NHNN phải đóng vai trị là cơ quan kiểm sốt và điều tiết đối với khu vực NH thông qua việc soạn thảo và thực thi các chính sách tiền tệ, đảm bảo tính ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng. NHNN phải thực sự là cơ quan cấp phép cho mọi hoạt động NH và có quyền kiểm tra, giám sát đối với tất cả hoạt động NH cũng như việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động NH.

Tuy nhiên, cho đến nay, NHNN vẫn chưa có một văn bản quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của công tác thanh tra giám sát tại các NHTM. Do đó, cần phải chỉnh sửa Luật Ngân hàng Nhà nước theo hướng tách bạch vai trị kiểm sốt và quản lý, tăng cường hoạt động của khối giám sát ngân hàng, tiến tới thành lập Tổng Cục Thanh tra ngân hàng trực thuộc cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNN mà vai trò và trách nhiệm của tổ chức này là bảo đảm an tồn hoạt động và kiểm sốt các rủi ro có tính hệ thống trong hoạt động NH. Cơ quan này được xây dựng theo ngành dọc từ Trung ương (Tổng Cục Thanh tra Ngân hàng) đến địa phương (Cục Thanh tra Tỉnh/Thành phố). Cục Thanh tra ngân hàng Tỉnh/Thành phố với chức năng giám sát tại chỗ đối với việc tuân thủ các văn bản quy phạm pháp luật về NH cũng như chế độ thông tin, báo cáo của các NHTM trên địa bàn, sau đó báo cáo về Tổng Cục Thanh tra ngân hàng tại trung ương. Trong quá trình quản lý, điều hành và cấp phép họat động cho các NHTM, NHNN sẽ căn cứ vào kết quả thẩm tra từ Tổng Cục Thanh tra Ngân hàng, mà không cần yêu cầu từ các NHTM.

Để hỗ trợ cho hoạt động giám sát của Tổng Cục/Cục Thanh tra Ngân hàng, bên cạnh việc thành lập Trung tâm dữ liệu bao gồm các thông tin từ huy động vốn đến cấp tín dụng của các NHTM, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này trong việc cập nhật và trao đổi thơng tin để q trình giám sát được liên tục và hiệu quả, ngăn chặn kịp thời những rủi ro phát sinh. Có như thế, trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, các cơ quan thanh tra, giám sát mới tránh được sự trùng lắp trong yêu cầu đối với các NHTM.

Thực hiện tốt chức năng quản lý và giám sát các NHTM còn giúp cho NHNN thấy được xu hướng chung của các NHTM cũng như bao quát được hoạt động của thị

trường. Từ đó chủ động đưa những chính sách đúng đắn và kịp thời, không phải chạy theo kết quả của thị trường trong việc ban hành văn bản như hiện nay. Qua đó tạo được niềm tin cũng như cải thiện dần mối quan hệ hợp tác đối với các Bộ, Ủy ban trực thuộc Chính phủ khi các cơ quan này sử dụng kết quả thanh tra, giám sát từ phía NHNN cung cấp. Đây cũng là yếu tố thuận lợi giúp các NHTMCP sớm có được quyết định chấp nhận niêm yết CP trên sàn giao dịch tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)