Về phía nội bộ NHNN, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Vụ trong việc ban hành đồng bộ cơ chế nghiệp vụ với hướng dẫn hạch toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 78)

- Trái phiếu Chính phủ đợt 39 100 200 295 296 309 TP Chính quyền ĐPđợt 1628

3.2.1.1.3. Về phía nội bộ NHNN, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Vụ trong việc ban hành đồng bộ cơ chế nghiệp vụ với hướng dẫn hạch toán.

ban hành đồng bộ cơ chế nghiệp vụ với hướng dẫn hạch toán.

Một trong những vấn đề tồn tại trong thời gian qua đó là đối với các nghiệp vụ mới phát sinh liên quan đến hoạt động trên TTCK nhưng các NHTMCP chưa có sự hướng dẫn kịp thời và đồng bộ từ phía NHNN, đã làm hạn chế trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Cho nên Vụ các Ngân hàng nên sớm ban hành các cơ chế nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán và TTCK bởi nó khơng chỉ cần thiết đối với các NHTMCP ở giai đoạn hậu niêm yết mà còn cần thiết ngay cả ở giai đoạn các NH chưa thực hiện niêm yết.

Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của NHNN nên theo hướng: Vụ các NH đưa ra cơ chế nghiệp vụ và phối hợp với Vụ Kế toán để tháo gỡ những vướng mắc ở khâu hạch tốn nếu có. Sau khi có được sự thống nhất, Vụ các NH sẽ ban hành văn bản quy định về cơ chế nghiệp vụ, Vụ Kế toán sẽ ban hành hướng dẫn hạch toán. Các Vụ chịu trách nhiệm kiểm tra lại tính đồng bộ và thống nhất giữa các văn bản do Vụ mình soạn thảo trước khi trình Thống đốc NHNN ban hành chính thức. Như vậy, các văn bản sẽ được ban hành một cách đồng bộ, hạn chế tình trạng cơ chế cho phép nhưng hướng dẫn hạch tốn chưa có; hoặc tài khoản sử dụng đã có nhưng phải chờ cơ chế cho phép, vơ hình chung làm cho Vụ Kế tốn ln bị động và phụ thuộc vào các Vụ khác.

Sự phối hợp tốt và kịp thời giữa các Vụ trong NHNN để cho ra đời cơ chế nghiệp vụ cũng như hướng dẫn hạch toán đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn, linh hoạt và an tâm hơn cho các NHTMCP trong quá trình kinh doanh của mình, nhất là ở giai đoạn sau khi thực hiện niêm yết.

Khi ban hành những cơ chế nghiệp vụ có liên quan đến CK và TTCK để áp dụng trong hệ thống các tổ chức tín dụng, các Vụ nên theo hướng tham khảo ở lĩnh vực doanh nghiệp cũng như những văn bản của Bộ Tài chính quy định đối với các doanh nghiệp, bởi vì:

• Thứ nhất, phần lớn các sản phẩm, công cụ, nghiệp vụ liên quan đến CK và TTCK đều đã phát sinh ở lĩnh vực doanh nghiệp. Đây là môi trường, là thực tế sẵn có để Vụ các NH có định hướng tổng quát trong quá trình ban hành cơ chế

nghiệp vụ cho lĩnh vực ngân hàng, tránh tình trạng cho ra đời những văn bản dưới dạng các “Quy định tạm thời” để vừa làm, vừa học tập, rút kinh nghiệm và sửa đổi các chính sách vĩ mơ.

Bản thân Vụ Kế tốn, khi ban hành Hệ thống tài khoản áp dụng cho các tổ chức tín dụng, đã tham khảo và sử dụng rất nhiều hệ quả từ hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp và ngày càng tiếp cận các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Điều này cho thấy sự tiến bộ vượt bậc từ phía Vụ Kế tốn.

• Thứ hai, trong các Thơng tư, Quyết định hướng dẫn của mình, Bộ Tài chính thường quy định “Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng... hoạt động theo hình

thức cơng ty cổ phần thì thực hiện theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành”. Như vậy, Bộ Tài chính đã để ngõ cho NHNN trong

việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với thực tế của hoạt động ngân hàng. Nếu NHNN muốn cụ thể hóa các hướng dẫn theo đặc thù hoạt động của ngành thì ban hành văn bản hướng dẫn cho ngành. Nếu thấy không cần thiết phải hướng dẫn riêng mà chấp thuận cho NHTM áp dụng thì NHNN cũng nên có văn bản cho phép, tránh trường hợp để các NHTM lúng túng, không mạnh dạn vận dụng những văn bản của Bộ Tài chính quy định đối với doanh nghiệp, làm hạn chế quá trình mở rộng hoạt động của các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)