Những vấn đề thuộc về nội tại của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)

- Trái phiếu Chính phủ đợt 39 100 200 295 296 309 TP Chính quyền ĐPđợt 1628

2.4.2.2.2. Những vấn đề thuộc về nội tại của ngân hàng.

Do NHNN chưa quy định bắt buộc các NHTMCP phải đăng ký niêm yết CP nên việc niêm yết hay khơng là hồn toàn tùy thuộc vào quyết định của các NHTMCP. Từ lâu, chủ trương tăng cung hàng hóa cho thị trường đã được đa số các NHTMCP quan tâm và ủng hộ nhưng chỉ các NHTMCP mới biết được năng lực thực sự của mình cũng như thời điểm thuận lợi nhất để đăng ký niêm yết. Theo 7 điều kiện để được đăng ký xin NHNN chấp thuận cho niêm yết CP quy định tại Điều 3-QĐ787 và qua phần phân tích thực trạng hoạt động của một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM, ta thấy phần lớn các NHTMCP đều đáp ứng được các điều kiện này. Tuy nhiên, cũng còn nhiều lý do nội tại khiến các NHTMCP chần chừ, chưa mạnh dạn quyết định niêm yết. Có thể chia làm 2 nhóm ngun nhân:

¾ Về năng lực:

Để niêm yết CP tại HOSE, mặc dù thông qua các chỉ số tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM biết rằng đã thỏa điều kiện quy định do NHNN đặt ra nhưng bản thân những NH này cảm thấy hiện tại vẫn chưa đạt được

mức cạnh tranh cao nên có thể khó giữ được vị trí, thị phần sau niêm yết khi phải trải qua sự đánh giá nghiêm khắc của thị trường. Một trong những lý do đó là:

+ Hầu hết các NHTMCP Việt Nam cịn yếu về trình độ quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lý rủi ro. Ủy ban quản lý tài sản Nợ-Có ở các NHTMCP mặc dù đã được thành lập nhưng chức năng và hoạt động chưa đúng tầm của nó mà chỉ mới dừng lại ở dự báo bối cảnh chung. Thật vậy, khâu phân tích tình hình tài chính của một NH chỉ đạt được ở mức tính tốn các chỉ tiêu dựa vào những thay đổi trên bảng cân đối kế toán để đưa ra giới hạn của các chỉ số an toàn theo lý thuyết và theo quy định của NHNN chứ chưa đưa thấy được xu hướng biến động của nó trước những thay đổi của quyết định kinh doanh, môi trường kinh doanh.

+ Thị trường NH Việt Nam có độ tập trung cao nhưng chia cắt cũng sâu sắc: các NHTMNN chiếm gần 70% hoạt động cho vay trên thị trường, 30% cịn lại thì các NHTMCP và NH nước ngoài tranh nhau quyết liệt. Để hạn chế điều này, Chính phủ đã đặt ra rào cản (Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về việc ban hành

danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng) để hạn chế sự ra đời của các

NHTMCP mới, đó là mức vốn điều lệ tối thiểu phải đạt được 1.000 tỷ đồng trước thời điểm 31/12/2008. Cuối năm 2007, trừ một vài NHTMCP đã vượt qua mức vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, các NHTMCP còn lại tranh nhau huy động vốn bằng cách phát hành CP tràn lan và phần lớn rất sơ sài trong việc lập kế hoạch (thậm chí khơng có kế hoạch) để sử dụng nguồn vốn huy động từ việc phát hành này.

+ Việc đánh giá và quyết định cho vay đối với một khách hàng luôn bị chi phối bởi quan hệ với NH và quy mô của tài sản thế chấp, trong khi thị trường bất động sản và thị trường hàng hóa chưa phát triển và cịn nhiều biến động phức tạp. Do đó, khi khách hàng khơng có khả năng trả nợ, NH gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Hơn nữa, việc có được thơng tin đáng tin cậy về một khách hàng thường là rất khó, các NHTMCP khơng truy vấn được những thông tin này từ NHNN. Điều này vẫn sẽ là một trở ngại cho tiến trình phát triển thị trường bán lẻ mà các NHTMCP đang hướng tới.

+ Tỷ lệ thu nhập từ lãi của các NHTMCP còn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu nhập. Một số NH như NH Sài Gòn Thương tín, NH Á châu, NH Xuất Nhập khẩu

thanh tốn quốc tế, kinh doanh vàng... nhưng nhìn chung vẫn chưa khai thác được mảng thị trường bán lẻ. Điều này cho thấy nguồn thu nhập của các NHTMCP vẫn cịn hẹp; danh mục sản phẩm đơn điệu.

¾ Về nghĩa vụ công bố thông tin:

Quy định về chế độ công bố thông tin, báo cáo làm cho các NHTMCP cảm thấy bất an, vấn đề mà từ trước đến nay vẫn được xem là bí mật của mỗi NH. Số đơng lãnh đạo NH vẫn cịn tâm lý cho rằng: thứ nhất, nếu thông tin được cơng bố ra bên ngồi thì điểm yếu của mỗi NH sẽ bị các NH khác lợi dụng; thứ hai, NH dễ bị khách hàng so sánh, đánh giá cao/thấp so với các NH khác, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng, làm giảm sút giá trị doanh nghiệp. Khi các NHTM thực hiện niêm yết thì nghĩa vụ cơng bố thơng tin, báo cáo là điều bắt buộc.

Với những lý do trên, làm cho các NHTMCP chưa mạnh dạn trong việc đưa ra quyết định niêm yết CP trên HOSE.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)