- Trái phiếu Chính phủ đợt 39 100 200 295 296 309 TP Chính quyền ĐPđợt 1628
2.4.2.2. Khó khăn 1 Về cơ chế.
2.4.2.2.1. Về cơ chế.
Theo Luật số 20/2004/QH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức
tín dụng, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các
tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động NH. Do đó, các NHTM nói chung và NHTMCP nói riêng vừa phải chịu sự chi phối của Luật Doanh nghiệp, vừa chịu sự chi phối của các văn bản pháp luật chuyên ngành, cụ thể là các văn bản của NHNN.
¾ Xét ở giai đoạn trước khi niêm yết:
Về phía Chính phủ và Bộ tài chính:
+ Chính sách ưu đãi thuế đối với Cơng ty niêm yết cịn chưa phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, tại Cơng văn số 11924/TC-CST ngày 20/10/2004 của Bộ Tài chính thì “các tổ chức có chứng khốn được niêm yết lần đầu tại Trung tâm giao dịch chứng
vẫn cịn q ít (chỉ mới 25 doanh nghiệp) nên Công văn 11924 ra đời là hồn tồn phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia niêm yết trước yêu cầu thực tiễn về phát triển TTCK ở thời điểm đó.
Ngày 08/09/2006, trong Cơng văn số 10997/BTC-CST, Bộ Tài chính đã bãi bỏ Cơng văn 11924. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2007, sẽ chấm dứt ưu đãi thuế TNDN đối với các tổ chức có chứng khốn niêm yết lần đầu tại TTGDCK. Tính đến đầu tháng 09/2006, phải chăng vì trên HSTC đã có 50 tổ chức niêm yết và gần 20 hồ sơ xin niêm yết đang chờ chấp thuận trong quý 4/2006 mà UBCKNN cho rằng việc ưu đãi thuế TNDN khơng cịn là vấn đề quan trọng để thúc đẩy các công ty niêm yết nên đã bải bỏ chính sách ưu đãi này?
Việc bãi bỏ chính sách ưu đãi thuế đối với các công ty niêm yết lần đầu là tất yếu khi thị trường đã đạt được quy mô và mức độ phát triển nhất định. Tuy nhiên, khi nào mới xem là đạt đến quy mô và mức độ phát triển nhất định? Khi nào thì nhà nước sẽ chấm dứt chính sách ưu đãi thuế? Vấn đề này chưa được đề cập đến trong bất cứ văn bản hay kế hoạch nào trước đó. Điều này chứng tỏ cơng tác làm chính sách của Bộ Tài chính vẫn cịn thiếu tính kế hoạch và ln bị động trước sự thay đổi của thị trường, chỉ căn cứ vào kết quả thị trường để đưa ra các giải pháp như là một sự áp đặt đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thị trường. Hạn chế nữa của Công văn 10997 ở chỗ UBCKNN chưa xét đến cơ cấu ngành nghề của các tổ chức niêm yết:
• Thứ nhất, đối với những doanh nghiệp nhỏ, lợi nhuận ít thì việc ưu đãi 50% thuế TNDN không phải là vấn đề họ quan tâm, nhưng đối với những đơn vị đạt lợi nhuận cao như các NHTMCP trong thời gian qua thì việc được giảm 50% thuế TNDN khơng phải là ít, nó đủ sức khuyến khích các NHTMCP đăng ký niêm yết. • Thứ hai, đến thời điểm tháng 09/2006, mặc dù số lượng các tổ chức niêm yết đã
tăng nhiều so với năm 2005, nhưng chỉ mới một doanh nghiệp hoạt động ngân hàng thực hiện niêm yết. Công văn 10997 ra đời gần như không được báo trước, khoảng thời gian 3 tháng khơng đủ để các NHTM hồn tất thủ tục hồ sơ cũng như các điều kiện về năng lực tài chính để thực hiện niêm yết. Đây là một trong những lý do để NH Á châu quyết định niêm yết tại sàn giao dịch Hà Nội. Tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông, khi đề cập đến nội dung niêm yết CP trên thị trường tập
trung, HĐQT của các NHTMCP đều nhắc đến Công văn 11924 như là một lợi thế để thuyết phục các cổ đông, nhưng đời sống của Công văn 11924 quá ngắn, hầu hết các NH chưa có dịp tận hưởng nó. Quả là mất đi cơ hội cho các NHTMCP. + Trong quý I năm 2007, với hàng loạt các văn bản pháp lý liên quan đến chứng khoán và TTCK được ban hành làm cho NHNN thực sự lúng túng và chưa theo kịp trong việc hướng dẫn các NHTM. Các văn bản đó là:
• Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khốn.
• Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK.
• Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ Tài chính về việc ban
hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các cơng ty niêm yết trên SGDCK/ TTGDCK.
• Thơng tư số 17/2007/TT-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
Hồ sơ đăng ký chào bán CK ra cơng chúng.
• Thơng tư số 18/2007/TT-BTC ngày 13/03/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
mua, bán lại CP và một số trường hợp phát hành thêm CP của công ty đại chúng.
Những quy định này cũng gây trở ngại cho các NHTMCP và làm cho kế hoạch phát hành thêm CP để tăng vốn cũng như những dự định niêm yết CP bị đình trệ. Đơn cử như Điều 25 của Luật CK, NHTMCP phải nộp hồ sơ đăng ký cho UBCKNN trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày trở thành CTĐC. Và khi trở thành CTĐC, thứ
nhất, các NHTMCP phải thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định dành cho
CTĐC; thứ hai, các NHTMCP muốn phát hành thêm CP để tăng vốn thì phải chịu chi phối bởi Thơng tư 17 nói trên. Như vậy, các NHTMCP phải liên tục chạy đua với thời gian để hoàn thành thủ tục, hồ sơ.
Thực tế, các NHTMCP đã tổ chức đại hội cổ đông từ đầu năm để thông qua kế hoạch phát hành thêm CP tăng vốn. Sau khi trình và được NHNN chấp thuận cho thay đổi VĐL, các NHTMCP đã hoàn tất việc thu tiền của cổ đông. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi Thông tư 17 nên các NHTMCP phải bổ sung thêm Bản cáo bạch và quan trọng là phải có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án sử dụng
vốn thu được từ đợt chào bán CP. Điều này cần rất nhiều thời gian và chi phí, trước hết là cho việc hoàn tất bản cáo bạch, tiếp đến là phải triệu tập lại đại hội cổ đông để thông qua phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành.
Về phía Ngân hàng nhà nước:
+ Tháng 06/2004, NHNN mới có văn bản đầu tiên là QĐ787quy định tạm thời về
việc NHTMCP đăng ký niêm yết và phát hành CP ra công chúng. Điều này cho thấy,
TTCK là một lĩnh vực còn rất mới đối với Việt Nam mà cụ thể là đối với cơ quan quản lý nhà nước về NH. Quy định tạm thời có nghĩa là vừa làm, vừa học tập và rút kinh nghiệm để sửa đổi dần các chính sách vĩ mơ.
+ Trên thực tế, có những nghiệp vụ phát sinh nhưng NHNN chưa kịp thời hướng dẫn thực hiện hoặc khơng có văn bản hướng dẫn, làm cho các NHTM gặp lúng túng và phải quay sang vận dụng các quy định của Luật Doanh nghiệp cũng như các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính dành cho các Doanh nghiệp. Tuy NHNN khơng có văn bản ngăn cấm nhưng cũng khơng có văn bản cho phép các NHTM thực hiện nên đã gây tâm lý khơng an tâm cho các NH trong q trình triển khai nghiệp vụ-nhất là đối với các nghiệp vụ mới. Chẳng hạn trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, các NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại CTCK là thành viên của SGDCK để thực hiện thanh toán sau mỗi giao dịch mua, bán CK. Để ghi nhận cho nghiệp vụ chuyển tiền vào tài khoản mở tại CTCK, NHTM khơng tìm thấy tài khoản phù hợp để hạch tốn, vì NHTM khơng được phép gửi tiền tại các tổ chức kinh tế nên trong hệ thống tài khoản kế toán do NHNN ban hành áp dụng cho các tổ chức tín dụng khơng có tài khoản “Tiền gửi tại các tổ chức kinh tế” và tất nhiên, nội dung ghi nhận đối với những luồng tiền vào/ra trên tài khoản mà NHTM mở tại các CTCK cũng không được hướng dẫn. Do đó, mỗi NHTM hạch tốn một kiểu, tùy vào lập luận riêng của mình.
+ Một nghiệp vụ cũng thường phát sinh đối với loại hình CTCP đó là mua lại CP do chính cơng ty phát hành-Cổ phiếu quỹ. Liên quan đến việc điều chỉnh tăng, giảm
VĐL và quản lý cổ phiếu quỹ, ngày 20/03/2003, Bộ Tài chính có Thơng tư hướng dẫn
số 19/2003/TT-BTC. Theo Thơng tư này, các tổ chức tín dụng có hoạt động liên quan
đến cổ phiếu quỹ phải thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật
chuyên ngành. Tuy nhiên, cho đến nay, NHNN chưa có văn bản nào hướng dẫn thực
thiết cho các NHTMCP, nó như là một cơng cụ hữu hiệu để bình ổn giá CP, nhất là đối với các NHTMCP có CP được niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung.
Thực ra, đối với nghiệp vụ liên quan đến CP quỹ, Vụ Kế tốn đã có bổ sung thêm tài khoản 604-Cổ phiếu quỹ vào HTTK (Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN, ngày 10/07/2006 của Thống đốc NHNN) nhưng lại quy định tổ chức tín dụng chỉ được mở và sử dụng tài khoản này khi có cơ chế nghiệp vụ và thực hiện hạch toán theo hướng
dẫn của NHNN. Như vậy, bản thân giữa các Vụ trong NHNN cũng chưa có sự thống
nhất với nhau: Vụ Kế tốn nhìn thấy được sự cần thiết trong nghiệp vụ này nên đã bố trí sẵn tài khoản hạch tốn; cịn việc cho phép các NHTMCP thực hiện nghiệp vụ này hay khơng và đến bao giờ thì lại phụ thuộc vào quyết định của Vụ các Ngân hàng. Viễn cảnh này phần nào làm các NHTMCP chùng bước trước quyết định niêm yết CP của mình.
+ Một trong những điều kiện để các NHTMCP được đăng ký niêm yết CP đó là
“… được xếp loại A theo quy định của Thống đốc NHNN về xếp loại đối với
NHTMCP…”. Thực tế, quá trình Thanh tra NHNN phối hợp với các đơn vị liên quan
để thẩm định và trình Thống đốc NHNN phê chuẩn kết quả xếp loại của các NHTM diễn ra quá chậm (đến cuối quý III năm sau mới có kết quả xếp loại của năm trước) làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn tất hồ sơ niêm yết của các NHTMCP.
+ Tỷ lệ nắm giữ CP đối với người nước ngồi cũng có sự khác nhau trong quy định giữa các cơ quan chức năng: Ngày 17/10/2005, Bộ Tài chính ban hành Thơng tư số 90/2005/TT-BTC hướng dẫn thi hành Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngồi vào thị trường chứng khốn Việt Nam. Theo đó, “tổ chức, cá nhân nước ngồi mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán được nắm giữ tối
đa 49% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư của một tổ chức niêm yết, đăng ký
giao dịch hoặc một quỹ đầu tư chứng khoán”. Tuy nhiên, đối với NHTMCP có CP
niêm yết lại phải tuân thủ giới hạn sở hữu CP theo quy định của NHNN. Cụ thể, tổng mức sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30% VĐL của một NHTM Việt Nam. Đây là hạn chế đối với các NHTMCP trong việc tranh thủ vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng như hạn chế khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu NH, nhất là đối với cá nhân hoặc các quỹ đầu tư.
+ Mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng cũng gây ảnh hưởng đến quá trình niêm yết CP của các NHTM. Cụ thể, Bộ Tài chính và UBCKNN cịn thiếu sự hợp tác với NHNN trên một số vấn đề như CPH ngân hàng, cấp phép cho các NHTMCP niêm yết. NHNN đã chấp thuận cho NH Sài Gịn Thương tín niêm yết vào ngày 20/10/2005 nhưng UBCKNN đã yêu cầu NH này chờ đợi trong một khoảng thời gian dài đến tháng 07/2006 mới được niêm yết.
¾ Xét ở giai đoạn sau khi niêm yết:
Sau niêm yết, các NHTM tiếp tục chịu sự quản lý của SGDCK song song với sự quản lý của NHNN. Vấn đề các NHTMCP gặp phải ở giai đoạn này là tuân thủ chế độ thông tin, báo cáo cho NHNN, cho nhà đầu tư; tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về quản trị cơng ty để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông, thiết lập những chuẩn mực về hành vi, đạo đức nghề nghiệp của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm sốt và cán bộ quản lý của các cơng ty niêm yết. Rõ ràng sau khi niêm yết, ngoài nhiệm vụ kinh doanh nặng nề hơn, các NHTMCP còn phải thực hiện hàng loạt các công việc khác để đảm bảo nghĩa vụ của tổ chức niêm yết.