- Trái phiếu Chính phủ đợt 39 100 200 295 296 309 TP Chính quyền ĐPđợt 1628
3.2.1.1.2. Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN cần có kế hoạch trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của TTCK cũng như
văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của TTCK cũng như
các thành phần tham gia vào thị trường.
+ Luật Chứng khoán được ban hành vào ngày 29/06/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, nhưng gần hết tháng 01/2007 mới có Nghị định quy định chi tiết và đến giữa tháng 03/2007 thì hàng loạt Thông tư, Quyết định hướng dẫn mới ra đời. Trong khi hoạt động trên TTCK rất cần những văn bản quy phạm pháp luật mang tính định hướng về lâu dài. Khoảng thời gian từ 29/06/2006 đến 01/01/2007 không phải là ngắn, cộng thêm giai đoạn dự thảo Luật chứng khốn trước đó, thiết nghĩ Chính phủ cũng như Bộ Tài chính có đủ thời gian để ban hành các văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư, Quyết định...để các thành phần tham gia vào TTCK chủ động được thời gian trong việc chuẩn bị những điều kiện cần thiết khi tham gia thị trường.
Về vấn đề này, xin đề xuất các cơ quan chức năng nên có kế hoạch khoa học trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để chi phối hoạt động của thị trường, chứ không phải cho ra đời các văn bản chỉ là hệ quả của việc chạy theo biến động của
thị trường để “cắt cơn”. Việc ban hành những văn bản nên theo hướng đưa ra những chiến lược, sách lược phù hợp ở từng ngưỡng khi mà quy mơ thị trường đạt đến. Khi đó, các quy định này mặc nhiên có hiệu lực mà không hề gây sốc hay gây bất ngờ cho các thành phần tham gia vào thị trường, bởi họ đã được dự báo trước. Nhờ vậy, các thành phần tham gia vào thị trường phải luôn quan sát thị trường và chủ động điều chỉnh mình theo những biến động đó, làm cho kế hoạch của Nhà nước được thực thi một cách dễ dàng hơn.
+ Tình huống đặt ra cho NHNN cũng tương tự. Các văn bản do NHNN ban hành áp dụng đối với NHTM khi tham gia vào TTCK vẫn còn dựa trên những căn cứ của Nghị định số 144 ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà chưa cập nhật kịp những quy định mới của Luật Chứng khốn cũng như các Nghị định chi tiết và Thơng tư hướng dẫn có liên quan.
Do đó, NHNN sớm ban hành những văn bản thay thế theo hướng quy định chi tiết hơn nhưng vẫn trên cơ sở những quy định của các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK để hồ sơ của các NHTMCP sau khi được NHNN thơng qua thì khơng phải gặp khó khăn ở khâu xét duyệt của UBCKNN và SGDCK.
Tiếp đến, NHNN nên thay đổi mẫu Điều lệ NHTMCP của Nhà nước và nhân dân
theo hướng cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp mới và Điều lệ mẫu áp dụng cho các
công ty niêm yết để các NHTMCP không phải thực hiện chỉnh sửa Điều lệ theo yêu
cầu của HOSE khi nộp hồ sơ đăng ký niêm yết. Giải quyết được vấn đề này, cả phía các NHTMCP và phía NHNN đều có lợi, bởi vì:
• Thứ nhất, để chỉnh sửa bản Điều lệ, các NHTMCP phải thông qua Đại hội đồng cổ đông và phải được NHNN chấp thuận. Nếu tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để thông qua, một mặt tốn kém chi phí, mặt khác sẽ gây tâm lý bất an trên thị trường bởi nhà đầu tư cho rằng trong hoạt động kinh doanh của NH có vấn đề nghiêm trọng. Nếu chờ đến kỳ Đại hội cổ đông thường niên thì phải đến năm sau, trong khi yếu tố thời gian được xem là quan trọng đối với tổ chức niêm yết.
• Thứ hai, về phía NHNN, trước sau gì cũng phải chấp thuận việc chỉnh sửa bản Điều lệ của các NHTMCP khi họ đăng ký niêm yết. Nếu hàng loạt các NHTMCP xin đăng ký niêm yết, rõ ràng thời gian để NHNN làm công việc này là vơ ích.