- Tác động đến những biến động vĩ mô như: Lãi suất, thu nhập quốc dân và lạm
phát.
Sau đây, ví dụ minh họa ảnh hưởng tiềm ẩn của chính phủ lên tỷ giá hối đối. Lãi suất Việt Nam tăng tương đối so với lãi suất Mỹ. Phản ứng dự kiến là cung USD sẽ tăng lên, bởi vì người ta sẽ đầu tư và hưởng lãi suất cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chính phủ Mỹ áp đặt thuế cao lên thu nhập khi đầu tư nước ngồi, điều này có thể khơng làm biến động tỷ giá hối đối của USD so với VND.
1.6.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
Nguồn vốn đầu tư nước ngồi có hai dạng: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI: Foreign Direct Investment), đây là hình thức đầu tư dài hạn, đưa đồng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nó mang lại những lợi ích cho nước nhận đầu tư như công nghệ, cách quản lý, kiến thức... Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FPI: Foreign Portfolio Investment) có những tác động tiêu cực, nếu dịng FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển q nóng vì với một khối lượng lớn tiền ngắn hạn có trên thị trường tiền tệ quốc tế nơi có khả năng chuyển đổi tự do từ loại tiền tệ này sang loại tiền tệ khác và nhất là các thị trường tài sản tài chính của nó. Trong nhiều tình huống “tiền nóng” này lớn đến mức có khả năng áp đảo những nổ lực của NHNN nhằm điều tiết sự biến động của tỷ giá. Vốn FPI có đặc điểm là di chuyển vào và ra rất nhanh, nên nó sẽ khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngồi nền kinh tế, FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá3.
1.6.3 Nguồn ngoại tệ từ kiều hối,xuất khẩu lao động và du lịch:
Thời tồn cầu hóa, luồng di dân ngày càng mạnh và luồng lao động xuất khẩu ngày càng gia tăng ở những nước đang phát triển đã dẫn đến một thực tế kinh tế mới. Đó là kiều hối, lượng ngoại tệ này trở thành nguồn vốn đầu tư thực thụ đem lại lợi ích
kinh tế cho các quốc gia. Một bên cần người, một bên cần việc và cả hai bên cùng có lợi. Điều này cho thấy di dân tăng thì kiều hối cũng tăng theo.
Hiện nay phần lớn kiều hối gửi về chỉ được dùng hai mục đích chính: Thứ nhất là tạm giải quyết xóa đói giảm nghèo và sau đó là để dành. Mỗi năm Việt nam cịn nhận được khoản ngoại tệ khá dồi dào, là tiền chuyển ngân của Việt kiều. Ngồi ra, cịn có từ các lao động xuất khẩu, ngành du lịch Việt Nam mang lại những cơ hội việc làm trong mảng dịch vụ, thúc đẩy tiêu dùng nội địa.
1.6.4 Tình trạng đơ-la hóa:
Đơ-la hóa là q trình một nước bỏ hoàn toàn đồng nội tệ và thay vào đó sử dụng đồng tiền của nước khác ổn định hơn làm phương tiện thanh tốn. Đơ-la hóa xảy ra là do những phản ứng trong các bất ổn kinh tế vĩ mô dẫn tới lạm phát tăng cao, lãi suất nội tệ tăng cao (kể cả lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực). Hậu quả là các doanh nghiệp chuyển sang vay USD với lãi suất thấp hơn. Ngồi ra, do tình trạng bất ổn của đồng nội tệ, cho nên các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào địa ốc và sử dụng USD trong các giao dịch này.
1.6.5 Kỳ vọng của thị trường tác động vào tỷ giá tương lai:
Các thị trường tài chính, thị trường ngoại hối phản ứng lại các thông tin trong tương lai có liên quan đến tỷ giá. Những thơng tin như các mục tiêu về chỉ số kinh tế vĩ mô của Chính phủ đưa ra tạo kỳ vọng cho thị trường có hướng đi hợp lý để doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính và người dân có động cơ đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nhất là trước những kỳ vọng về lạm phát, lãi suất dự kiến, những chính sách kích cầu của Chính phủ các nước khác nhau. Ví dụ, tin về gia tăng lạm phát tiềm ẩn ở Mỹ có thể làm những nhà đầu tư bán USD do họ dự kiến USD sẽ giảm giá trong tương lai. Điều này gây áp lực giảm giá trị USD ngay lập tức. Nếu chính sách vĩ mơ của Chính phủ thực hiện không như kỳ vọng mục tiêu đề ra thì chúng ta sẽ thấy có những phản ứng sau:
Yếu tố tâm lý kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá theo hướng làm trượt giá mạnh VND là nguyên nhân của tình trạng găm giữ đô-la, làm căng thẳng thêm cung-cầu ngoại tệ.
Ngoài ra do tác động suy giảm kinh tế thế giới cũng làm cho nguồn thu ngoại tệ như xuất khẩu, dự trữ ngoại hối, đầu tư nước ngoài, kiều hối và khách du lịch quốc tế đều giảm. Đó là chưa kể đến do Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng để kích thích nền kinh tế trong bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu làm cho thâm hụt ngân sách nên đã gây áp lực lên lạm phát và dẫn theo là lãi suất biến động mạnh.
Yếu tố tâm lý kỳ vọng điều chỉnh tỷ giá theo hướng làm VND lên giá là nguyên nhân của tình trạng nhập siêu liên tục làm cho thâm hụt thương mại trầm trọng, thị trường vốn vào ồ ạt dẫn đến đầu tư khơng có hiệu quả. Nói đến vấn đề tỷ giá khơng bao giờ là dễ dàng. Một chính sách tỷ giá phù hợp phải thực tế theo tín hiệu của thị trường và hướng về lợi ích tồn cục của nền kinh tế đất nước và trên hết đó là niềm tin. Tạo sự đồng thuận của xã hội làm cho người dân tin tưởng vào sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Kết luận chương 1:
Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản, những khái niệm, những lý thuyết về tỷ giá, những nghiên cứu về hệ thống tỷ giá cho chúng ta thấy được tầm quan trọng trong việc điều hành chính sách tỷ giá.
Bên cạnh đó, chương 1 cũng đề cập đến những nhân tố tác động vào tỷ giá gây ra những rủi ro trong nền kinh tế và các phản ứng từ việc thực hiện chính sách tỷ giá. Như vậy, thơng qua chương 1, luận văn đã trình bày những lý luận cơ bản làm cơ sở qua chương 2 đi đến khảo sát để nhận dạng và bình luận về hoạt động của chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong những năm vừa qua.
NHẬN DẠNG VÀ BÌNH LUẬN
CHƯƠNG 2
NHẬN DẠNG VÀ BÌNH LUẬNCHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM
2.1 Tổng quan thực trạng chính sách tỷ giá qua các giai đoạn ở Việt Nam: