- Giảm áp lực cho tỷ giá bằng cách khuyến khích DN và người dân gửi tiền đồng: Để đảm bảo rằng các nhà xuất khẩu không bị bất lợi về giá, hàng nhập khẩu
3.2.2 Xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại hối bằng đa dạng hóa ngoại tệ mạnh:
Nền kinh tế quyết định cơ cấu ngoại hối chứ không phải 1 đồng tiền có thể quyết. Đặc biệt, Việt Nam đang tiếp cận tỷ giá theo “rổ” đồng tiền được quy định bởi các mối quan hệ thương mại, vay nợ, đầu tư, các giao dịch vãng lai… để lượng hóa được từng đồng tiền trong “rổ” đó. Từ đó định hướng cho việc đa dạng hóa dự trữ ngoại hối cho được tốt, mức độ dự trữ ngoại hối phù hợp sẽ bớt đi phần nào rủi ro về tỷ giá.
Chúng ta thường nghe nói đến ngoại tệ mạnh là tiền của các nước có nền kinh tế phát triển mạnh và đồng tiền đó được chấp nhận mua bán tự do trên thị trường. Trong hoạt động tiền tệ, người ta gọi đây là tiền cứng (hard currency) và thừa nhận có tính chuyển đổi cao. Trước đây, trong quan hệ mậu dịch quốc tế, người ta chấp nhận đến 16 loại đồng tiền cứng, nhưng vào năm 1986, IMF đưa ra một số tiêu chuẩn cụ thể về đồng tiền cứng, chỉ cịn cơng nhận 5 loại tiền cứng sau đây: Đô-la Mỹ, bảng Anh, franc Pháp, mark Đức và đồng yên Nhật. Cả 5 loại tiền này được IMF gọi là một “rổ tiền” (currency basket) dùng để ấn định tỷ giá của tiền một nước này với nước khác.
Đến năm 1998, thì thị trường tiền tệ chấp nhận các loại tiền sau là đồng tiền cứng: Đô-la Mỹ, yên Nhật, bảng Anh, franc Thụy Sỹ, đô-la Úc. Vào đầu năm 1999, việc phát hành đồng EUR khuyến khích NHNN các nước và các nhà đầu tư đa dạng hóa tài sản ngoại tệ của mình, dẫn đến việc hạ thấp vai trò USD trong quan hệ thương mại thế giới. Nhìn ở một khía cạnh nào đó, đồng tiền mạnh thường được dùng làm dự trữ ngoại tệ. Trên thị trường hối đoái quốc tế người ta chưa dùng nhiều RMB. Bởi vì, Việt
Nam cơ cấu thanh tốn của đồng Nhân dân tệ trong nền kinh tế chưa nhiều, cho nên đồng tiền này chưa phải là ngoại tệ mạnh tự do chuyển đổi.
Chúng ta không thể tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối như các nước trong khu vực trong ngày một ngày hai. Song, việc lựa chọn phương án khả thi cho việc xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại hối là đa dạng hóa ngoại tệ mạnh. Trong số các đồng tiền mạnh hiện nay trên thế giới, chúng ta thấy, chủ yếu nổi lên bốn đồng tiền chính: Đơ la Mỹ, Euro, bảng Anh và yên Nhật. Vì thế, cơ cấu đồng tiền trong dự trữ ngoại hối căn cứ vào yêu cầu ngoại tệ có tính thanh khoản cao như USD: 50%; Euro: 30%; bảng Anh, yên Nhật: 20% và tỷ lệ trên có thể dao động trong khoảng ±5%.