Đối với công ty Việt Nam có cơng ty con hoạt độn gở nước ngoài: Khi USD lên giá hay giảm giá thì cơng ty mẹ tại Việt Nam gặp phải việc chuyển đổi ngoại tệ do các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 59 - 63)

giá hay giảm giá thì cơng ty mẹ tại Việt Nam gặp phải việc chuyển đổi ngoại tệ do các quốc gia khác nhau sử dụng đồng tiền khác nhau. Khi có biến động về tỷ giá, việc chuyển đổi giữa các đồng tiền này sẽ ảnh hưởng đến công ty mẹ thể hiện qua hai dạng: Thứ nhất, công ty con chuyển lợi nhuận về công ty mẹ sẽ thay đổi vì sự thay đổi về tỷ giá giữa hai nước đã làm lợi nhuận của công ty khơng như mong muốn. Do vậy nó sẽ tác động đến báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của cơng ty đó. Thứ hai, giá trị bảng cân đối kế tốn của cơng ty con tính theo đồng tiền của công ty mẹ sẽ biến động theo tỷ giá. Biến động này có thể làm thay đổi các tỷ số tài chính quan trọng như các tỷ số địn bẩy tài chính làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơng ty. Ngồi ra, khi tiền hàng xuất hay lợi nhuận được chuyển về, các DN xuất khẩu cố giữ ngoại tệ, họ không muốn bán cho ngân hàng vì họ sợ bán xong khi cần thanh toán lại phải mua USD với giá cao. Thậm chí các DN có xu hướng vay ngoại tệ vì lãi suất ngoại tệ thấp và chuyển đổi ra nội tệ cho vay lại để hưởng chênh lệch do lãi suất VND cao hơn USD.

2.5.3 Đối với khu vực dân doanh:

Khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng mạnh mẽ góp phần tăng trưởng Sản phẩm Cơng nghiệp mỗi năm thể hiện qua hình 2.17. Tuy nhiên, tình trạng kinh tế hiện nay đang bóp nghẹt các DN dân doanh. Họ bị khát vốn và phụ thuộc vào khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng để tài trợ cho hoạt động sản xuất-kinh doanh của họ. Nhưng họ khó vay được tiền thậm chí cả những dân doanh có lãi vì ưu tiên cho khu vực kinh tế nhà nước. Hơn nữa, lạm phát làm giá cả hàng hóa tăng cao do giá xăng dầu tăng đã đẩy chi

phí vốn, lương, nguyên liệu đầu vào lên rất cao và điều này trực tiếp làm xói mịn năng lực cạnh tranh quốc tế của các DN xuất khẩu.

Hình 2.17:Biểu đồ tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế tư nhân từ 2000-2007.

Sự tăng trưởng Sản phẩm Công nghiệp % mỗi năm

Nguồn: CEIC, bộ phận nghiên cứu kinh tế Goldman Sachs.

2.5.4 Đối với các nhà đầu tư nước ngoài:

Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã mang lại nhiều kết quả. Đồng vốn của nước ngồi mang vào làm ăn có hai dạng: Đầu tư gián tiếp là hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu do nước sở tại bán ra và đầu tư trực tiếp là hình thức đưa đồng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp. Đầu tư nước ngoài thường mang lại những lợi ích cho các nước nhận đầu tư như thu hút được đồng vốn từ bên ngồi cho cơng cuộc phát triển kinh tế trong nước, giải quyết lao động tại chỗ, học tập cung cách quản lý tiên tiến, tiếp thu công nghệ mới và có thêm nguồn thu cho ngân sách (xem phụ lục 8). Bên cạnh những cái lợi vừa kể, đầu tư nước ngồi có khả năng bóp chết một số ngành hoạt động trong nước do ưu thế về đồng vốn, qui mô sản xuất và chiến lược tiếp thị.

Tháng 07/2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã giảm đầu tư do mất niềm tin biểu hiện qua việc họ không muốn giữ trái phiếu Chính phủ đã bán khoảng 500 tỷ đồng trái phiếu. Mặc dù, lãi suất trái phiếu Chính phủ đang ở mức 8,9-9,5%/năm tùy kỳ hạn, cao hơn lãi suất trái phiếu ở các nước lân cận. Nhưng nhà đầu tư nước ngồi khơng mua vì họ sợ mua rồi về sau nếu bán đi để thu hồi vốn thì khơng biết họ có mua được ngoại tệ để chuyển vốn ra. Bởi vì, trái phiếu vào dễ mà ra khó do chính sách tỷ giá.

2.5.5 Đối với vấn đề đơ-la hóa tại Việt Nam:

Vấn đề đơ-la hóa khơng chỉ có ở Việt Nam. Vì thế, bảo vệ đồng nội tệ và hạn chế hiện tượng đơ-la hóa là việc làm phổ biến của các nước trên thế giới. Theo điều 22 pháp lệnh quản lý ngoại hối năm 2005 qui định: Hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam ghi rõ, mọi giao dịch tiền tệ, quảng cáo, niêm yết bán của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối trừ khi giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh tốn qua trung gian gồm thu nợ, ủy thác, đại lý và trường hợp cần thiết khác chỉ được thực hiện khi được Thủ tướng cho phép. Có một thực tế tồn tại lâu nay trong đời sống kinh tế của chúng ta là USD vẫn được dùng làm phương tiện thanh toán trong xã hội. Một số người nước ngoài ngạc nhiên khi đến Việt Nam họ có thể dùng USD để trả tiền cho các dịch vụ, đi ăn ở nhà hàng, tạm trú ở khách sạn, có nhiều nơi cịn đề nghị khách hàng thanh tốn bằng USD. Ở qui mơ lớn hơn, nhiều DN trong nước phải thanh toán xuất nhập khẩu bằng USD. Thuật ngữ kinh tế gọi hiện tượng này là “đơ-la hóa”, mà một nền kinh tế bị đơ-la hóa là đánh mất chủ quyền tiền tệ.

Trong những năm gần đây, tiền gửi ngoại tệ chủ yếu là USD ở các NHTM tăng nhanh và hiện nay chiếm trên 30% tổng tiền gửi. Theo đánh giá của IMF, một nền kinh tế bị đơ-la hóa nếu tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ chiếm trên 30% tổng tiền gửi hoặc trên 30% tổng phương tiện thanh tốn. Có nhiều yếu tố tác động đến tốc độ tăng tiền gửi ngoại tệ như là nguồn ngoại tệ trong nước ngày càng tăng, làm tăng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng, sự khác biệt về lợi nhuận thực tế và động cơ đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nhất là trước những kỳ vọng về lạm phát trong nước.

- Điều gì sẽ xảy ra nếu như giao dịch trong nước bằng USD? đó là việc mất an ninh về tiền tệ và khơng thể kiểm sốt được chính sách tiền tệ trên lãnh thổ nước ta. Điều đáng trách hơn là hầu hết các DN, DN Nhà nước, cơ quan quản lý khi phát biểu đều dùng USD để làm thước đo. Như thế chúng ta thừa nhận thị trường Việt Nam càng lúc càng song song hai loại tiền, tiền VND và tiền USD. Cho đến nay, việc giao dịch USD diễn ra phổ biến, làm khả năng kiểm soát cung tiền của NHNN giảm đi và USD sẽ là một thứ đảm bảo rủi ro đã và đang làm mất niềm tin của người dân vào VND.

2.5.6 Đối với vấn đề kiều hối, xuất khẩu lao động và du lịch:

Thật khơng dễ biết được chính xác lượng kiều hối của người Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới gửi về cho thân nhân ở quê nhà. Lượng kiều hối khơng đơn thuần là khoản ngoại tệ có được từ trên trời rơi xuống như nhiều người quan niệm, mà còn là tấm lòng của hơn bốn triệu người Việt xa xứ hướng về thân nhân và đất nước. Cũng có người đánh giá không cao lượng kiều hối do suy nghĩ vẫn cịn cứng nhắc cho rằng số tiền ấy khơng nằm trong ngân hàng. Thật ra dù khơng nằm trong Nhà nước thì số ngoại tệ ấy vẫn được lưu thơng trong nội địa, nghĩa là thuộc về nền kinh tế của chúng ta.

Nhớ lại vào đầu thập niên 1980, nhiều người trong nước thỉnh thoảng nhận được thùng quà của thân nhân bên ngồi gửi về mà đủ sống trong thời buổi khó khăn, thậm chí trở nên giàu có. Đồng tiền mua các thùng quà ở nước ngoài là đồng ngoại tệ, hàng gửi về được bán lại lấy đồng nội tệ. Đó là cách chuyển đổi như đồng USD hiện nay. Cách vận hành như vậy cho thấy thùng quà biếu của đầu thập niên 1980 là dạng sơ khai về kiều hối ở Việt Nam và có thể kiểm sốt được.

Một biện pháp thắt chặt có thể sẽ làm lượng kiều hối giảm sút đáng kể và tạo điều kiện cho các hoạt động “chợ đen” phát triển. Dịch vụ kiều hối rất nhạy cảm với tình hình và các chính sách của Nhà nước. Chẳng hạn khi Luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành năm 1996 đã thấy rõ hiệu ứng là lượng kiều hối qua ngân hàng đã giảm 1/3 so với trước. Đó cũng là lúc các tổ chức kiều hối chợ đen hoạt động mạnh. Nhưng đến tháng 3/1997, khi Bộ tài chính hủy bỏ việc đánh thuế vào kiều hối, thì số tiền Việt kiều gửi cho thân nhân qua ngân hàng đã tăng trở lại.

Ngồi ra, vấn đề khơng kém phần quan trọng là xuất khẩu lao động không mấy khả quan, chưa sẵn sàng cho những thị trường lớn: Chỉ thị 41 ngày 22/09/1998 của Bộ Chính Trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia khẳng định, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm tạo thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động và đồng thời tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Có thể xem đây là chủ trương quan trọng có ý nghĩa của Đảng

và Nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, từ năm 2006 đến năm 2008 gần 250.000 lao động đưa đi làm việc ở nước ngồi, bình qn mỗi năm khoảng 83.000 người chiếm 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm. Tuy nhiên, con số 5% chưa làm thỏa lòng nhà hoạch định chính sách. Việc đưa lao động và chuyên gia ra nước ngồi làm việc lại càng có ý nghĩa hơn nhưng thực tế cho thấy nguồn lao động nước ta phần nhiều yếu về ngoại ngữ, tay nghề, kém về tác phong công nghiệp nên chưa đáp ứng hết được đòi hỏi của thị trường lao động thế giới. Xuất khẩu lao động bị hạn chế trong khâu tuyển dụng, công tác đào tạo bất cập. Thiếu thông tin dẫn đến xuất khẩu lao động không đồng đều giữa thành thị và nơng thơn. Ngồi ra, có nghịch lý là người nghèo vẫn ít có cơ hội được tuyển dụng và đào tạo nghề. Một số tổ chức cá nhân khơng có chức năng xuất khẩu lao động nhưng vẫn đứng ra thu tiền bất chính làm hại cho người lao động.

2.5.7 Đối với tâm lý đám đông của con người (tâm lý bầy đàn) tác động đếnnền kinh tế: nền kinh tế:

Kinh tế xã hội ngày nay người dân có xu hướng phản ứng và hoạt động theo số đơng. Chính vì vậy, nếu khơng được định hướng, điều chỉnh thì tâm lý đám đơng làm bất ổn đối với thị trường và cả nền kinh tế. Ngồi ra, những sự ưa thích hàng ngoại so với hàng nội (hành vi tài chính) như là dân chúng “sùng bái” hàng ngoại thì nhu cầu ngoại tệ sẽ tăng lên và tất cả những điều đó dẫn đến tỷ giá hối đối tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)