Linh hoạt tỷ giá khi định giá VND quá cao:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 41 - 43)

- Từng giai đoạn chính sách tỷ giá vận hành như thế nào? Chúng ta biết, vận hành trong một nền kinh tế thị trường, tỷ giá cao hay thấp tùy thuộc vào quan hệ giữa

6 Cơng thức tính % thay đổi giá trị tỷ giá xem phụ lục

2.2.4 Linh hoạt tỷ giá khi định giá VND quá cao:

Về mặt xã hội, VND lên giá sẽ đẩy doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân phải gặp một loại rủi ro tỷ giá không thể lường hết hậu quả, hay nói cách khác là khả năng thiệt hại về doanh thu, mất thị phần do biến động tỷ giá có nghĩa hàng nhập rẻ hơn hàng nội địa và dĩ nhiên thị trường nội địa bị chiếm lĩnh. Như vậy, thực thi chính sách VND cao là tạo thêm gánh nặng cho người nghèo và làm cho khoảng cách giàu nghèo càng lớn hơn, tiếp theo là khó khăn cho doanh nghiệp trong nước phải đối đầu với áp lực cạnh tranh lớn. Ngoài ra, Việc định giá cao VND làm trầm trọng thêm thâm hụt thương mại.

Chúng ta hãy nhớ lại, cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 mà nhiều người đã bỏ quên do nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng lai quá lớn của một số nước, nhất là khi so với dự trữ ngoại hối. Như vậy, cán cân thương mại của Việt Nam hiện tại chiếm phần quan trọng trong cán cân tài khoản vãng lai. Việc VND vốn bị định giá cao theo tỷ giá thực, nay nếu lại bị làm cho tăng giá mạnh thì tác động xấu đến cán cân thương mại, làm tăng nhập siêu và do đó tài khoản vãng lai xấu đi, qua hình 2.4 biểu đồ mơ tả tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam, biểu đồ lấy ở hai nguồn nhưng khơng có sai biệt nhiều.

Khi định giá cao VND, thì các nước kỳ vọng vào cái lợi sẽ thu được từ việc hàng nhập khẩu giá rẻ, từ đó giảm được chi phí sản xuất, giảm sức ép lạm pháp và chi phí dịch vụ nợ nước ngồi… Tuy nhiên, việc VND được định giá quá cao và kéo dài sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, kích thích nhập khẩu và làm tăng nhập siêu. Hơn nữa, kéo theo sự gia tăng lãi suất tín dụng trong nước, kích thích vay nợ nước ngồi

dễ dãi do chênh lệch lãi suất trong nước và ngồi nước. Từ đó nảy sinh những rủi ro tiềm ẩn gắn liền với việc đáo hạn các khoản nợ cho vay dễ dãi bằng VND, kể cả việc cho vay kinh doanh có tính chất đầu cơ bất động sản và những rủi ro gắn với biến động về tỷ giá trong tương lai.

Hình 2.4:Biểu đồ tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam từ năm 2000 đến 2008.

Nguồn : HSBC. Nguồn: Credit Suisse.

Hậu quả nặng nề và lâu dài của việc định giá VND quá cao sẽ làm triệt tiêu các lực lượng phát triển sản xuất trong nước, làm tăng bn lậu và tham nhũng, kích thích sử dụng lãng phí ngoại tệ, khơng coi trọng các nguồn lực trong nước, kích thích nền kinh tế phát triển “bong bóng” và hình 2.5 biểu đồ cho thấy dịng vốn đầu tư ngắn hạn của các nhà đầu tư nước ngoài vào nhiều đã làm cho VN Index ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng cao và phát triển trong tình trạng q nóng.

Hình 2.5:Biểu đồ dịng vốn nước ngồi đổ vào nhiều đã làm VN Index tăng cao.

Nguồn: Vietstock. Xem thêm phần giá trị từ tháng 04/2001 đến tháng 04/2008 và tỷ lệ từ tháng 01/2007 đến tháng 01/2009 của nhà đầu tư nước ngồi đổ vào mua chứng khốn ở phụ lục 2.

Kết quả là nền kinh tế trở nên nghèo nàn, kém sức cạnh tranh, nguồn thu ngoại tệ trở nên cạn kiệt, trong khi nợ nước ngồi khơng ngừng tăng lên tạo cho sức ép đáo hạn nợ gia tăng, dẫn đến việc nhu cầu mua vét ngoại tệ để trả nợ tăng vọt, làm đẩy giá

ngoại tệ lên, đồng thời kéo theo một loạt hệ quả tiêu cực khác như khủng hoảng tài chính-tiền tệ có thể nổ ra một khi Chính phủ khơng đủ dự trữ ngoại tệ để can thiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)