Dự trữ ngoại hối từ tháng 04/2005 – 04/2008:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 46 - 47)

- Từng giai đoạn chính sách tỷ giá vận hành như thế nào? Chúng ta biết, vận hành trong một nền kinh tế thị trường, tỷ giá cao hay thấp tùy thuộc vào quan hệ giữa

6 Cơng thức tính % thay đổi giá trị tỷ giá xem phụ lục

2.2.7 Dự trữ ngoại hối từ tháng 04/2005 – 04/2008:

Chúng ta có thể thấy, dự trữ ngoại hối được xem như là một thiết bị giảm sốc vô cùng hữu hiệu, nhất là đối với các quốc gia đang trong quá trình hội nhập phải thường xuyên đương đầu với những biến động của thế giới. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam thuộc loại thấp nhất trong khu vực (xem chi tiết ở phụ lục 4). Mặt khác, dự trữ ngoại hối giúp nền kinh tế chống đỡ được các cú sốc trong thương mại quốc tế như giá hàng xuất khẩu giảm hay giá hàng nhập khẩu tăng, mất thị trường xuất khẩu, hay bị những biến động về cầu trên thị trường quốc tế.

Ngồi ra, dự trữ ngoại hối cịn giúp “điều hòa” những biến động của các dòng lưu chuyển vốn. Điều này đặc biệt quan trọng trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam

đang bị thâm hụt thương mại nặng nề. Vào thời điểm năm 2005, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tương đương một phần ba kim ngạch nhập khẩu. Trong khi đó, ở Thái Lan, Inđơnêxia và Malayxia lên tới hai phần ba, thậm chí ba phần tư kim ngạch nhập khẩu của mỗi nước. Mặc dù, họ có tỷ lệ vốn nước ngồi ngắn hạn thấp hơn Việt Nam nhưng rõ ràng là các nước này đã rút ra được bài học từ cuộc khủng hoảng Châu Á 1997 về vai trò quan trọng của dự trữ ngoại hối trong việc “bảo hiểm” cho nền kinh tế chống lại những thay đổi bất lợi trong nền kinh tế nội địa hay tồn cầu. Dưới đây, qua hình 2.8 biểu đồ cho thấy dự trữ ngoại hối ở Việt Nam qua các năm:

Hình 2.8:Biểu đồ dự trữ ngoại hối từ tháng 04/2005 đến tháng 04/2008.

Triệu USD

Nguồn: Economist Intelligence Unit.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)