MỘT SỐ GỢI Ý CHO CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 67 - 70)

- Tâm lý đám đông tác động rất lớn trong nền kinh tế.

MỘT SỐ GỢI Ý CHO CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM

Từ những thập niên 70 của thế kỷ XX đến nay, việc điều tiết nền kinh tế các nước đã chuyển theo cơ chế hỗn hợp – cơ chế thị trường có sự can thiệp điều tiết của nhà nước. Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thông qua các kế hoạch định hướng phát triển nền kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mơ như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại… và Chính phủ mỗi nước có những chính sách khác nhau để điều tiết phù hợp theo điều kiện của nước mình. Trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá là một trong những loại giá quan trọng vì nó tác động đến giá cả tương đối của từng loại hàng xuất khẩu hay nhập khẩu, cũng như giá cả tương đối của hàng nội, hàng ngoại ngay trên thị trường. Các nước muốn phát triển nhanh đều chọn con đường xuất khẩu, nhưng để tăng xuất khẩu thì phải làm cho hàng xuất có lãi, trong đó tỷ giá hợp lý là khơng thể khơng có phần đóng góp quan trọng.

3.1 Những gợi ý nhằm góp phần hồn thiện hơn về điều chỉnh tỷ giá trong giai đoạnhiện nay và sắp tới: hiện nay và sắp tới:

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, cơng tác điều chỉnh tỷ giá chủ yếu nổi lên ba vấn đề trọng tâm: Khi nào có sự mất cân bằng cần phải tiến hành điều chỉnh tỷ giá, các công cụ dùng để điều chỉnh tỷ giá và việc phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mơ như thế nào để việc điều chỉnh tỷ giá thật sự đạt tới các mục tiêu đưa ra nhằm tránh được đến mức tối thiểu cái giá phải trả do việc điều chỉnh tỷ giá gây nên. Ngồi ra, những tín hiệu trên thị trường ngoại hối chính thức cần phải theo dõi, lưu tâm, xem đây là một tín hiệu quan trọng để can thiệp vào tỷ giá. Từ đó chỉ cho ta thấy mức độ êm dịu, cân bằng hay đang chao đảo. Mất cân bằng trên thị trường được thể hiện qua mức chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán ngoại tệ của các ngân hàng. Tuy nhiên, cịn có những yếu tố ngoại sinh như lạm phát, lãi suất, cán cân thương mại… cũng có tác động.

Vào những thời kỳ ổn định tỷ giá là từ 2004 đến tháng 07/2007 (xem bảng 2.3 ở Chương 2, trang 24), mức chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán thường chỉ trong phạm vi 10đ (dùng thuật từ kinh doanh tỷ giá là trong phạm vi 10 điểm). Nhưng trong những thời điểm căng thẳng biến động nhất của tỷ giá là từ tháng 08/2007 đến tháng 03/2009, mức chênh lệch này có khi lên đến 100 điểm. Vì vậy, chúng ta có thể lợi dụng điểm này xem đây như là một trong những tín hiệu quan trọng để đánh giá về thực trạng tình hình cung – cầu trên thị trường ngoại hối chính thức. Xuất phát từ lý thuyết và thực tế cho thấy rằng: Chênh lệch giữa giá mua, giá bán của một ngoại tệ cao hay thấp phụ thuộc vào phạm vi giao dịch hẹp hay rộng, mức độ rủi ro mà thị trường đánh giá cho ngoại tệ đó và trong trạng thái cân bằng trên thị trường, áp lực cạnh tranh luôn luôn giữ cho sự chênh lệch này ở mức hợp lý. Biên độ giao dịch tỷ giá từ 24/03/2009 đến 25/11/2009 được mở rộng là ±5% mà thực chất là là giảm giá VND 5%, đây là một sự khởi đầu đúng hướng. Tuy nhiên, thực tế tỷ giá trên thị trường ngay lập tức đụng trần điều này cho thấy cần thêm những đợt nới rộng tỷ giá tiếp theo. Việc điều chỉnh tỷ giá nên tiến hành theo từng bước và NHNN phải phát đi những tín hiệu rõ ràng để những người vay ngoại tệ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thời gian điều chỉnh.

Thời gian mở cửa của Việt Nam có thể nói là vẫn cịn ngắn, kinh nghiệm trong hợp tác quốc tế cịn ít, vì vậy khả năng thích ứng với mơi trường cần phải học hỏi thêm một thời gian. Cần có những cơng tác thống kê, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế một cách năng động và chính xác để nhận thấy khi nào có những mất cân bằng để quyết định nên hay khơng nên có những can thiệp điều chỉnh tỷ giá. Việc làm tốt hay không tốt cơng tác đánh giá này có thể nói là điểm quyết định mức độ thành công hay thất bại trong việc can thiệp điều chỉnh tỷ giá.

3.1.1 Những can thiệp của chính phủ vào tỷ giá trong hoạt động kinh tế:

Việc ổn định tỷ giá sẽ là điều kiện lý tưởng để góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mơ và phát triển kinh tế bền vững. Song, đa số trường hợp, tỷ giá chịu tác động khách quan của các nhân tố thị trường, luôn biến động vượt ra khỏi tầm kiểm soát, khống chế của các nhân tố chủ quan cho dù có lực lượng dự trữ tài chính mạnh và cơ chế điều tiết

thị trường hồn thiện. Chính phủ can thiệp vào tỷ giá nhưng trên cơ sở phải tôn trọng thị trường, nhà nước phải hướng các nguồn lực của đất nước vào những nơi mà cần thiết đảm bảo tốc độ tăng trưởng. Nhìn chung, NHNN đã có động thái đánh giá là tích cực đối với tỷ giá là mở rộng biên độ tỷ giá là một hình thức điều chỉnh tỷ giá từ từ, có kiểm sốt và động thái này đã làm giá trị VND gần sát với giá trị thực mà không gây ra những biến động lớn đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá cần linh hoạt, năng động hơn nữa để biến tỷ giá thành một loại giá cả góp phần làm lành mạnh hệ thống giá cả trên thị trường, là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng nhằm ổn định giá trị tiền tệ, định hướng cho hoạt động xuất khẩu tăng trưởng và đặc biệt đối với các sản phẩm mà yếu tố chính tạo nên giá thành từ trong nước. Chính phủ cần phối hợp các chính sách và cơng cụ điều hành vĩ mơ một cách đồng bộ, dựa trên những phân tích và dự báo đáng tin cậy chứ khơng thiên theo “cảm tính” hay “xu thế”.

3.1.2 Cần điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn trong thời gian tới:

Bất cứ sự biến động tỷ giá dù lớn hay không lớn cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế tùy theo mức độ hội nhập của nó với kinh tế thế giới. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, đi đôi với tỷ giá bị chi phối mạnh bởi chính sách ngoại hối, cung-cầu ngoại hối và giá cả nội địa. Xu hướng tồn cầu hóa hiện nay sẽ đồng nghĩa với chấp nhận nền kinh tế trong những năm tới phải đương đầu thường xuyên với những cơn sốc có nguồn từ bên ngồi và như vậy một chính sách tỷ giá linh hoạt là điều khơng thể khơng cần thiết.

Việc lựa chọn chính sách tỷ giá khơng hề là một phép tính số học giản đơn về một mức tỷ giá. Khó khăn hơn nhiều và là cả một nghệ thuật điều hành tỷ giá sao cho phù hợp với đặc thù của nền kinh tế chuyển đổi. Một chính sách tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giúp cho việc thực hiện các chính sách tiền tệ hiệu quả hơn nhằm kiểm soát lạm phát và giảm bớt sự mất cân bằng hiện tại trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá cần được can thiệp ở mức độ vừa phải để kiểm soát vốn ngoại. Chúng ta đang thặng dư ngoại tệ nhưng là thặng dư của con nợ vì ta vẫn đang thâm hụt mậu dịch (nhập siêu). Cần xác định được tỷ giá thực tế hiệu quả đối với một rổ tiền tệ mà Việt Nam có quan hệ

thương mại lớn, coi tỷ giá thực tế hiệu quả là trung tâm để điều hành chính sách tỷ giá và phải linh hoạt tăng dần qua sơ đồ hình 3.1 sau:

Hình 3.1:Sơ đồ tính linh hoạt tăng dần của hệ thống tỷ giá.

5 Tỷ giá thả nổi tự do

4 Dải băng tỷ giá

3 Tỷ giá thả nổi có quản lý

2 Tỷ giá con rắn tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)