Tỷ giá tăng đồng nghĩa Nhân dân tệ giảm và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 55 - 58)

- Từng giai đoạn chính sách tỷ giá vận hành như thế nào? Chúng ta biết, vận hành trong một nền kinh tế thị trường, tỷ giá cao hay thấp tùy thuộc vào quan hệ giữa

12 Tỷ giá tăng đồng nghĩa Nhân dân tệ giảm và ngược lại.

tin cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, phải cho những đơn vị kinh tế các khích động dựa vào thị trường, nhà nước ít nợ và có một chính sách tiền tệ khơn ngoan. Chính phủ đã có những cố gắng để giảm lạm phát, liên tục điều chỉnh tỷ giá thông qua việc mở rộng biên độ dao động tỷ giá để ổn định kinh tế và kích thích tăng trưởng (xem bảng 2.2 trang 20 và hình 2.15 là biểu đồ cho thấy các chỉ báo kinh tế vĩ mơ (xem thêm phụ lục 6).

Hình 2.15:Biểu đồ các chỉ báo kinh tế vĩ mô của Việt Nam

Nguồn: IMF, số liệu 2008 là ước tính.

Mặc dầu, gia nhập WTO hơi muộn nhưng Chính phủ đã thành công trong việc giám sát sự bất ổn trong ngắn hạn. Một trong số ít các lợi thế của người đi sau trong tăng trưởng kinh tế là cơ hội học hỏi các kinh nghiệm thành công cũng như thất bại của các nước láng giềng (xem phụ lục 6). Các giải pháp mới chỉ cứu chữa triệu chứng nó chưa phải là nguyên nhân của căn bệnh, mà vẫn còn đang ở những giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế.

2.5 Tính dễ bị tổn thương và một số phản ứng tình hình kinh tế do thay đổichính sách của chính phủ: chính sách của chính phủ:

Thị trường tài chính chịu tác động của rất nhiều biến số khơng dự đốn được. Bởi vì các ngân hàng là trung tâm của một chuỗi các hoạt động huy động, phân bổ vốn nối liền người tiết kiệm và nhà đầu tư nên thất bại của thị trường tài chính sẽ khiến bản thân ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế phải gánh chịu hậu quả. Các ngân hàng thiếu kinh nghiệm đua nhau tích lũy các tài sản rủi ro cao nhưng lại không thể phân tán các rủi ro này một cách thích hợp (xem phụ lục 7).

2.5.1 Đối với khu vực tài chính – ngân hàng:

Năm 2008 chưa bao giờ hoạt động các ngân hàng phải ứng phó rủi ro về lãi suất và cả về chính sách. NHTM liên tục thích ứng với các điều kiện kinh doanh rất là khó khăn khi NHNN nâng lãi suất cơ bản, nâng dự trữ bắt buộc với lãi suất thấp hơn lãi suất của thị trường, tức NHTM bù lãi suất đó cho NHNN, yêu cầu mua trái phiếu bắt buộc và sau đó là những diễn biến phức tạp về tỷ giá ở Việt Nam đã vượt qua những khó khăn đó là một nổ lực rất lớn, tức là đã đóng góp quan trọng trong việc chống lạm phát. Cuối năm 2008, hạn chế về tín dụng, cộng với sự biến động thế giới dẫn đến việc làm hạn chế lạm phát ở Việt Nam thì NHTM cũng chuyển đổi một cách năng động và tích cực. Như vậy, NHTM đã có một bước chuyển mình, có sự trưởng thành và đã vượt qua khó khăn năm 2008 một cách tương đối có hiệu quả.

Cung cầu ngoại tệ ở các NHTM là nguồn ngoại tệ huy động được từ các tổ chức của các thành phần kinh tế và cá nhân ở trong nước hầu hết từ tiền gửi tiết kiệm, nên việc bán ngoại tệ cho NHNN hay trên thị trường ngoại hối bị hạn chế. Số ngoại tệ này sẽ được dùng để cấp tín dụng, bán cho NHNN hay gởi ra nước ngoài thực chất hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến về lãi suất, tỷ giá trên thị trường trong nước và quốc tế. Hơn nữa, do thực hiện một số mục tiêu chiến lược của Chính phủ cho nên một lượng ngoại tệ không nhỏ để tài trợ cho thâm hụt cán cân thanh toán, can thiệp trên thị trường ngoại hối, thực hiện những dự án cơng… Ngồi ra, kiều hối mà người dân nắm giữ dưới hình thức là gửi tiền vào ngân hàng hay cất giữ bằng tiền mặt.

Việc căng thẳng ngoại tệ khơng thể khơng có yếu tố đầu cơ. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa khơng ít và nhu cầu đầu cơ được tạo ra bởi sự sơ hở, hạn chế của các chính sách trong đó có chính sách tỷ giá gần như là cố định trên thị trường ngoại tệ dẫn đến sự căng thẳng ngoại tệ trong thời gian qua. Cầu ngoại tệ thì có nhưng cung ngoại tệ thì khơng. Nếu cứ tiếp tục duy trì một chế độ tỷ giá cố định như thế và Việt Nam phát triển một mức đáng kể thì chúng ta sẽ bị rơi vào một cuộc tấn công tiền tệ. Về phần NHNN là người điều tiết cung-cầu ngoại tệ hơi chậm, chưa được linh hoạt so với nhu cầu thị trường. Với tỷ giá chính thức cứng nhắc trong biên độ dao động hẹp làm ảnh hưởng đến

thị trường tiền tệ là khơng nhỏ. Ngồi ra, việc đua tranh huy động lãi suất tiền gửi VND ở các NHTM, dẫn đến hiện tượng đầu cơ làm dịch chuyển nguồn tiền từ nơi lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao để hưởng chênh lệch.

2.5.2 Đối với doanh nghiệp (DN) của các thành phần kinh tế:

Tháng 06/2009, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có 350.000 DN trong đó có 20% DN trên đường phá sản, cịn lại 80% gặp rủi ro. Vì vậy những vấn đề quan trọng nhất các DN gặp phải những bất ổn của thị trường tác động vào. Đặc biệt là biến động tỷ giá, lãi suất đã làm thay đổi giá cả hàng hóa đầu vào, đầu ra và làm tăng chi phí của DN (xem hình 2.16).

Hình 2.16:Biểu đồ những vấn đề quan trọng nhất mà DN đang gặp phải.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Không những thế, trong kinh doanh quốc tế quan hệ xuất nhập khẩu thì tính thanh khoản cực kỳ quan trọng trong một DN. Khi tỷ giá thay đổi thì giá cả thay đổi làm các khoản thu, chi của DN không như mong đợi từ đó các DN biểu hiện các phản ứng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)