Khuyến khích các nhà đầu tư hướng vào những nơi cần thiết đầu tư:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 78 - 79)

- Giảm áp lực cho tỷ giá bằng cách khuyến khích DN và người dân gửi tiền đồng: Để đảm bảo rằng các nhà xuất khẩu không bị bất lợi về giá, hàng nhập khẩu

3.5 Khuyến khích các nhà đầu tư hướng vào những nơi cần thiết đầu tư:

Trước những diễn biến kinh tế thế giới, Việt nam sẽ còn là thị trường thu hút nguồn đầu tư nước ngoài trong những năm tới hay khơng điều đó cịn tùy thuộc vào chính sách của nhà nước. Sáu tháng đầu năm 2009, với sự suy giảm nhất định như xuất khẩu giảm vì thị trường thế giới thu hẹp, sức mua của thế giới giảm, thậm chí du lịch cũng giảm vì nước ngồi thất nghiệp nhiều thì việc đầu tư đi vào nước ta cũng thu hẹp. Nhận định và quan sát có một số lý do sau:

- Cơ cấu FDI đang ngày càng thiên về khu vực bất động sản và đi vào những dự án lớn. Hơn nữa, bất động sản không trực tiếp tạo ra hàng xuất khẩu, mặc dù các khu nghỉ mát và khách sạn mang lại ngoại hối khi thu hút được du khách nước ngoài. Ngoài ra, một việc làm hết sức rủi ro là chuyển tín dụng khỏi hoạt động kinh doanh vững mạnh sang đầu tư vào những dự án kém xứng đáng hơn. Cần phải sàng lọc lại các nhà đầu tư. Về thị trường vốn, kiểm soát đồng vốn đầu tư gián tiếp, đặc biệt là các đồng vốn của các quỹ đầu cơ (hedge funds) bằng các công cụ thuế áp dụng theo thời gian. Ví

dụ như ngắn hạn thì đánh thuế cao và ngược lại. Một mặt để khuyến khích các đồng vốn đầu tư dài hạn hơn, mặt khác để hạn chế trường hợp rút vốn ồ ạt. Như nhà kinh tế học GS. Paul Krugman nói:“Phải thận trọng các nhà đầu tư thích mình, lúc đó phải nghĩ mình cần phải làm cho họ mất cái nhìn một chút. Khủng hoảng năm 1997 đã lây lan năm 2008, Mexico và Achentina năm 1993, tôi không thấy một trường hợp nào với đồng tiền vào ồ ạt mà không kết thúc bằng một cuộc khủng hoảng. Cho nên lời cảnh báo ở đây là nước Việt Nam trở thành một nước thần tượng đối với các nhà đầu tư thì mình cũng phải bắt đầu lo lắng trong thời điểm đó”.

- Có một dịng đầu tư chảy ngược rất ít người biết đến đó là đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngồi. Trong xu thế tồn cầu hóa, đầu tư ra nước ngồi là một phương thức không chỉ giúp DN mở rộng thị trường, nâng cao vị thế của Việt Nam mà hoạt động này còn mang về cho đất nước một số ngoại tệ góp phần đáng kể vào giá trị tổng sản phẩm quốc gia (GNP: Gross Nation Product). Trong khi đó, cơ chế quản lý ngoại tệ ở bên ngồi lãnh thổ quốc gia cũng chưa có. Vì thế cho nên, việc thua trên sân khách là dễ xảy ra. Hơn nữa, thông tin thị trường, thơng tin đối tác của chúng ta cịn rất kém cho nên DN trong nước khó tìm kiếm cơ hội kinh doanh ngồi lãnh thổ quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)