Trương Quang Hùng, Nguyễn Hồi Bảo (2004), “Nhìn lại lý thuyết truyền thống về lạm phát và phân tích trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 48 - 53)

- Từng giai đoạn chính sách tỷ giá vận hành như thế nào? Chúng ta biết, vận hành trong một nền kinh tế thị trường, tỷ giá cao hay thấp tùy thuộc vào quan hệ giữa

9 Trương Quang Hùng, Nguyễn Hồi Bảo (2004), “Nhìn lại lý thuyết truyền thống về lạm phát và phân tích trường

tranh, hay vì thu nhập giảm do nền kinh tế suy thối gây ra thì thu nhập từ việc in tiền là một nguồn tài trợ cho sự thâm hụt trong ngân sách đơn giản nhất và lạm phát hôm nay là kết quả tích lũy của những việc làm khơng đúng mà chúng ta đã vấp phải thời gian qua.

2.3.2 Lạm phát Việt Nam so với các nước trong khu vực châu Á:

Tháng 6/2008 tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam nằm trong khoảng 25-30%. Lạm phát cao này được qui cho nguyên nhân giá lương thực và nhiên liệu trên thế giới gia tăng. Nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là tăng cung tiền và mở rộng tín dụng nhanh chóng đã dẫn đến kết quả tỷ lệ lạm phát năm 2008 cao hơn hai đến bốn lần so với các nước láng giềng thơng qua hình 2.10 biểu đồ mơ tả tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam và một số nước châu Á. Cho đến tháng 05/2009 lạm phát Việt Nam trở về mức một chữ số chúng ta có thể thấy ở hình 2.11.

Hình 2.10:Biểu đồ lạm phát ở một số nước châu Á.

(CPI cuối tháng so với 12 tháng trước)

Nguồn: Global Financial Data: Cơ sở dữ liệu tài chính tồn cầu.

Hình 2.11:Biểu đồ lạm phát ở Việt Nam đã trở về một chữ số.

2.3.3 Thâm hụt ngân sách nhà nước:

Theo kinh nghiệm quốc tế, ở điều kiện bình thường, thâm hụt NSNN 3% được coi là đáng lo ngại, cịn 5% thì bị coi là đáng báo động. Năm 2008, thâm hụt NSNN của Việt Nam khoảng 4,7% GDP (xem hình 2.12). Hiệu quả đầu tư các dự án công sử dụng vốn kém hiệu quả đã làm thâm hụt NSNN trầm trọng. Khơng những thế, những khoản chi ngồi ngân sách trong mấy năm gần đây lên tới 20-25% tổng ngân sách, đây là một tỷ lệ cao và tháng 11/ 2009, theo báo cáo quốc hội mới nhất thâm hụt NSNN là 6,97%.

Hình 2.12:Biểu đồ tỷ lệ thâm hụt NSNN so với GDP từ năm 1990-2008.

Nguồn: CEIC , HSBC: The Hongkong and Shanghai Banking Corporation Limtied.

2.3.4 Thâm hụt cán cân thương mại:

Thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2007 hơn 10tỷ USD, tức là khoảng gần 11% GDP. Theo kinh nghiệm quốc tế, ở điều kiện bình thường, thâm hụt thương mại 5- 10% được coi là đáng lo ngại, ở hình 2.13 cho thấy cán cân thương mại (CCTM) và cán cân vãng lai (CCVL) của Việt Nam từ năm 2004 – 2007 là có thể bị coi là đáng báo động. Nếu khơng có dịng vốn đầu tư và viện trợ nước ngồi đổ vào ồ ạt, đi đơi với việc tình trạng thâm hụt NSNN tất yếu sẽ dẫn tới những sự đỗ vỡ nền kinh tế vĩ mơ. Nếu vì lý do nào đó các dịng vốn này đảo chiều thì nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng trước rủi ro khơn lường. Ngồi ra, tình trạng gian lận thương mại hay bn lậu làm tăng nhu cầu chi ngoại tệ, hệ quả là làm thất thốt ngoại tệ mà Nhà nước khơng thể kiểm sốt được, do đó cũng có tác động đến tỷ giá.

Hơn nữa, chúng ta có thể thấy những tháng đầu năm 2008, tình trạng kinh tế Việt Nam đang trở nên xấu đi. Tình trạng nhập siêu Việt Nam đã vọt lên mức báo động

thông qua phụ lục 5, biểu đồ cho thấy nhập khẩu cao gần gấp đôi xuất khẩu, nhập siêu của Việt Nam trong năm 2008. Theo kinh nghiệm quốc tế, thâm hụt thương mại chỉ 20% GDP cũng đã bị coi là nguy hiểm.

Hình 2.13:Biểu đồ CCTM và CCVL của Việt Nam từ năm 2004-2007.

Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2007.

Để dễ so sánh, ta có thể nhìn vào kinh nghiệm của Thái Lan. Thâm hụt thương mại của Việt Nam hiện nay cũng xấu hơn rất nhiều so với tình trạng của Thái Lan trước khi xảy ra khủng hoảng năm 1997. Trong giai đoạn 1995-1996, thâm hụt thương mại của Thái Lan chỉ bằng 6% GDP, tăng hơn so với năm 1993-1994 từ 4% lên 6%. Đến năm 1997, thương mại của Thái Lan thậm chí cịn có thặng dư nhẹ hay cân bằng (tùy nguồn dữ liệu sử dụng). Điều này có nghĩa là, ngay cả khi thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008 chỉ 20 tỷ USD thì nó cũng đã lên tới 24% GDP, tức là gấp bốn lần mức thâm hụt góp phần gây nên khủng hoảng ở Thái Lan. Nhưng thâm hụt thương mại cao chỉ do nhập khẩu máy móc, thiết bị và một số nhân tố đầu vào sản xuất thiết yếu như là kết quả của việc giải ngân FDI hay nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước thì vẫn có thể duy trì được. Nguồn tài trợ chính cho thâm hụt thương mại của Việt Nam là dòng vốn đầu tư gián tiếp tăng mạnh trong nửa cuối năm 2006, 2007 và tháng 02/2008, xem hình 2.14 biểu đồ chỉ cán cân thanh toán vẫn ổn định mặc dù tài khoản vãng lai thâm hụt đến mức kỷ lục.

Hình 2.14:Biểu đồ cán cân thanh toán vẫn ổn định mặc dù tài khoản vãng lai thâm hụt.

Nguồn: Bộ Công thương, Credit Suisse.

Những thâm hụt trên cán cân tài khoản vãng lai đã tạo sức ép lên các nhu cầu tài trợ cho các hoạt động nhập khẩu. Các nhà phân tích thống nhất với nhau rằng nguồn vốn đầu tư gián tiếp tràn vào Việt Nam là do sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, lãi suất hấp dẫn của trái phiếu chính phủ, kỳ vọng về sự lên giá của VND.

2.4 Một số ảnh hưởng từ việc thực hiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam và các nướcđiển hình mà Việt Nam có quan hệ thương mại: điển hình mà Việt Nam có quan hệ thương mại:

Khi đồng tiền của một nước tăng giá (tăng trị giá so với các đồng tiền khác) thì hàng hóa của nước đó tại nước ngồi trở thành tương đối đắt hơn và hàng hóa nước ngồi tại nước đó trở thành tương đối rẻ hơn (giá nội địa tại hai nước giữ nguyên) và ngược lại.

2.4.1 Chính phủ Mỹ kích thích nền kinh tế tăng trưởng thơng qua sự kết hợpchính sách tài chính-tiền tệ và đặc biệt kìm hãm sự tăng giá USD: chính sách tài chính-tiền tệ và đặc biệt kìm hãm sự tăng giá USD:

Việc tăng giá của một đồng tiền có thể làm cho các nhà sản xuất nước đó khó khăn trong việc bán hàng của họ ở nước ngồi và có thể tăng sự cạnh tranh của hàng nước ngồi tại nước mình bởi vì giá nước ngồi nó giảm đi. Điển hình, từ năm 1980 đến đầu năm 1985, việc tăng giá USD làm thiệt hại các ngành công nghiệp Mỹ. Mặc dù, việc nâng giá USD làm thiệt hại một số nhà kinh doanh trong nước Mỹ, nhưng người tiêu dùng Mỹ được lợi, bởi vì hàng ngoại rẻ đi.

Chúng ta có thể thấy như Chính phủ Mỹ đã kết hợp chính sách tài chính-tiền tệ, duy trì lãi suất thấp, cắt giảm thuế (chương trình cắt giảm thuế gần 100 tỷ USD trong năm 2003 đã làm tăng vốn khoảng 20 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ) đã có tác động kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Hơn nữa, ở giai đoạn Chính phủ Bush sử dụng chính sách tỷ giá theo hướng kìm hãm sự tăng giá USD nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, cải thiện dần tình hình thâm hụt thương mại. Trong ba năm liền thực hiện chính sách này, USD đã giảm giá khoảng 35% so với đồng Euro và 25% so với yên Nhật10.

Đối với Mỹ, việc kìm hãm sự tăng giá USD sẽ giúp hàng hóa sản xuất tại Mỹ nâng tính cạnh tranh, đẩy lùi phần nào tình trạng mất việc làm tại Mỹ. Mỹ duy trì chính sách như thế để đem lại lợi thế cho họ, thể hiện qua tỷ giá của nó so với các đồng tiền khác giúp Mỹ tăng xuất khẩu. Ngồi ra, cịn cũng giúp làm giảm khoản thâm hụt trong tài khoản thanh tốn của Mỹ. Chính sách này được thấy rõ qua việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED: Federal Reserve System) điều chỉnh lãi suất liên tục xuống thấp, từ 6% xuống còn 1% trong năm 2004 và chỉ được điều chỉnh tăng cũng chỉ ở mức 2%, bằng phân nữa lãi suất đồng Euro. Chính sách tỷ giá của Mỹ làm nền kinh tế các nước lâu nay quan hệ làm ăn với Mỹ đều bị thiệt hại. Cụ thể là khiến hàng hóa châu Âu khơng cạnh tranh được với hàng hóa Mỹ. Khơng chỉ châu Âu mà cả nước châu Á cũng đang vất vả với chính sách này. Vì vậy, chính sách này cũng làm ảnh hưởng đến các nước hiện nay đang là chủ nợ của Mỹ (Trung Quốc là điển hình) và các nước mà tài sản thường được định giá bằng USD.

2.4.2 Chính phủ Nhật Bản sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng và chính sáchtài chính thắt chặt: tài chính thắt chặt:

Đầu thập niên 1990, Chính phủ NB sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Kết quả là lạm phát dịu lại ngay. Tuy nhiên sai lầm của NHTƯ NB đã duy trì chính sách này q lâu và hậu quả là mười năm sau đó họ rơi vào tình trạng giảm phát. Tiếp theo, để rút kinh nghiệm chính sách trước, Chính phủ NB chuyển sang sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng nhằm kềm hảm sự tăng giá của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)