Giai đoạn sau tháng 02/1999 cho đến nay:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 35 - 37)

- Từng giai đoạn chính sách tỷ giá vận hành như thế nào? Chúng ta biết, vận hành trong một nền kinh tế thị trường, tỷ giá cao hay thấp tùy thuộc vào quan hệ giữa

2.1.2.3 Giai đoạn sau tháng 02/1999 cho đến nay:

Sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, Việt Nam đã lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Chế độ tỷ giá neo mềm đã từ bỏ, theo đó, tỷ giá thị trường được giao dịch quanh tỷ giá chính thức do NHNN cơng bố và một biên độ được ấn định sẵn. Đây là lần đầu tiên tỷ giá do NHNN công bố phản ánh mức tỷ giá do thị trường quyết định bằng việc thay thế tỷ giá chính thức bằng tỷ giá bình qn liên ngân hàng. Từ ngày 26/02/1999 sử dụng chế độ tỷ giá linh hoạt là tỷ giá chính thức cơng bố hằng ngày được xác định trên cơ sở bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Đây là một sự thay đổi về quản lý, điều hành tỷ giá cho phù hợp với quy luật thị trường vì tỷ giá chính thức xem như có căn cứ là mức tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Theo đó, biên độ

4GS.TS. Trần Ngọc Thơ (2005), Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập, Tr.139, Nxb Thống kê. (Từ tháng 7/1997đến đầu năm 1999 NHNNVN đã nhiều lần thay đổi biên độ khoảng 10 lần). đến đầu năm 1999 NHNNVN đã nhiều lần thay đổi biên độ khoảng 10 lần).

giao dịch cũng được rút xuống là ±0,1%. Theo quan điểm của NHNN, đây là một bước ngoặc lịch sử trong điều hành tỷ giá, chuyển từ chế độ cố định với những công cụ điều hành chủ yếu là hành chính sang một chế độ tỷ giá mới linh hoạt hơn và mang tính thị trường cao hơn.

Từ năm 2004, trên nền tảng chính sách tỷ giá đã lựa chọn, NHNN đang thực thi lộ trình linh hoạt hóa tỷ giá qua nhiều bước. Trước hết là bãi bỏ trần cố định về tỷ giá kỳ hạn để thay bằng chênh lệch lãi suất vào tháng 5/2004. Tiếp đến là thừa nhận tính tự do chuyển đổi của các ngoại tệ mạnh. Tháng 11/2004, chính thức áp dụng quyền chọn ngoại tệ. Cho thí điểm mua bán ngoại tệ mặt theo giá thỏa thuận vào tháng 7/2006. Đến tháng 09/2007, NHNN đã phát đi tín hiệu cho VND lên giá, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được giảm dần, biên độ biến động tỷ giá được nới rộng qua bảng 2.2 biểu đồ cho ta thấy biên độ dao động tỷ giá điều chỉnh theo từng thời điểm và đặc biệt năm 2008, NHNN đã ba lần điều chỉnh biên độ dao động tỷ giá và cho rằng VND lên giá sẽ giúp hàng nhập khẩu rẻ đi, góp phần kềm chế lạm phát. Trước tín hiệu này, doanh nghiệp và người dân đổ ra bán USD. Vì thế thị trường thừa USD, làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu bị ép giá. Tháng 03/2009 biên độ này được mở rộng thêm là ±5% và đến tháng 11/2009 đến nay giảm còn ±3%.

Bảng 2.2:Biên độ dao động tỷ giá được điều chỉnh theo từng thời điểm thích hợp.

Thời gian Biên độ dao động

(±%)

Thời gian Biên độ dao động

(±%)Từ tháng 07/1994-10/1994 0,10 Từ tháng 09/2007-12/2007 0,50 Từ tháng 07/1994-10/1994 0,10 Từ tháng 09/2007-12/2007 0,50 Từ tháng 10/1994-11/1996 0,50 31/12/2007 0,75 Từ tháng 11/1996-02/1997 1 08/03/2008 1 Từ tháng 02/1997-10/1997 5 27/06/2008 2 Từ tháng 10/1997-08/1998 10 24/12/2008 3 Từ tháng 08/1998-02/1999 7 24/03/2009 5 Từ tháng 02/1999-07/2002 0,10 26/11/2009 đến nay 3 Từ tháng 07/2002 - …………… 0,25

Nguồn: Số liệu từ tháng 07/1994 đến tháng 07/2002 là của PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2006)Tài chính Quốc tế,Nxb Thống kê, tr.372. Từ tháng 09/2007 cho đến nay tác giả theo dõi chương trình thời sự và Saigon buổi sáng của Đài Tiếng nói Nhân dân TP. HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)