- Giảm áp lực cho tỷ giá bằng cách khuyến khích DN và người dân gửi tiền đồng: Để đảm bảo rằng các nhà xuất khẩu không bị bất lợi về giá, hàng nhập khẩu
3.7.2 Đối với doanh nghiệp các thành phần kinh tế:
Một chính sách tỷ giá linh hoạt, năng động, đồng bộ sẽ thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển và đặt các DN phải quan tâm nhiều hơn đến biến động tỷ giá. Như vậy, các DN không nên ỷ lại vào việc NHNN duy trì một tỷ giá cứng nhắc. Điều đó khơng cịn phù hợp khi Việt Nam gia nhập WTO. Cách tốt nhất tăng cường khuyến khích các DN giảm những nhập khẩu không cần thiết, nên sử dụng sản phẩm làm từ nguyên vật liệu trong nước góp phần hạn chế mức nhập siêu để phục vụ cho sản xuất. Tất nhiên, sản phẩm đó phải có chất lượng. Ngồi ra, DN có thể tiết kiệm chi tiêu nội tệ và hạn chế được nhập siêu như tổ chức hội chợ trong nước, chúng ta coi như DN thu hút lượng khách nước ngoài vào Việt Nam. Khi người ta đến Việt Nam thì người ta đem ngoại tệ vào nước Việt Nam để tiêu dùng và điều đó nói lên chúng ta giảm chi tiêu, vì nếu DN đi ra nước ngồi triển lãm thì chi phí từ 50,000USD đến 70,000USD. Các DN làm ăn với đối tác ở nước ngồi nếu có điều kiện cần đa dạng ngoại tệ trong thanh tốn. Nhiều DN vẫn cịn những thói quen “sống chung” với một tỷ giá ổn định hoặc chỉ thay đổi nhẹ trong thời gian dài. Cho nên, ý thức dự phòng rủi ro tỷ giá của các DN chưa được nâng cao.
Khi khủng hoảng bắt đầu xảy ra, việc mua bán với các đồng tiền khác nhau sẽ có rủi ro phát sinh khi tỷ giá ln thay đổi nhất là về giá nguyên liệu đầu vào và giá hàng bán ra. Các DN có thể hạn chế được rủi ro từ việc thanh toán tiền nhập khẩu nguyên liệu với chi phí cao hơn do phải trả bằng USD hoặc ngoại tệ khác khi VND mất
giá bằng nhà cung cấp địa phương thay vì nhà cung cấp nước ngồi. Từ đây tạo ra một lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
+ Khi VND tăng giá:Các DN không bán được hàng do ảnh hưởng tỷ giá vì người mua hàng so sánh giá hàng Việt Nam và giá hàng nhập khẩu, họ thấy giá hàng nhập khẩu thỏa mãn giá trị của họ thì họ sẽ mua hàng đó. Do vậy ảnh hưởng đến doanh số DN nội địa, dẫn đến rủi ro doanh thu. Ngoài ra, Do vốn FPI chuyển vào quá nhiều, lập tức có hiện tượng tỷ giá giảm tức là VND lên giá. Như vậy các chi nhánh công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam sẽ sản xuất hàng tương ứng, các DN bán lẻ sẽ nhập những hàng hóa mà chất lượng như nhau để cạnh tranh với Việt Nam và tất nhiên, hàng nội địa có địch thủ cạnh tranh mới. Nghĩa là sản lượng sẽ bị giảm đi làm doanh thu của DN giảm và thị phần sẽ bị mất đi ngay trên thị trường nội địa. Những ảnh hưởng từ cạnh tranh thường đi từ hướng doanh thu và chi phí. Dù khơng mua trực tiếp nhưng gián tiếp qua xăng, điện, nước… những cái cần thiết đầu vào của nó.
Ngồi ra, cơng ty Mẹ ở tại Mỹ, khi USD lên giá hay giảm giá so với VND thì ảnh hưởng vấn đề chu chuyển vốn từ công ty con về công ty mẹ, lợi nhuận từ công ty con là VND, khi chuyển tiền về cơng ty mẹ bên Mỹ thì USD đổi được ít hơn và ngược lại. Cơng ty đa quốc gia mục tiêu dài hạn của họ là thị phần. Khi VND lên giá thì xuất hiện đối thủ cạnh tranh mà trực tiếp là các chi nhánh công ty đa quốc gia.
+ Khi VND giảm giá: Trong giao dịch quốc tế chúng ta thường gặp tiền hàng thu
về hay hàng nhập hàng thanh toán trả chậm mà tỷ giá thay đổi về mặt tài chính coi như tiền bị chiếm dụng. Bán hàng mà VND giảm là gặp rủi ro hay nhập hàng đồng ngoại tệ lên giá các DN cũng gặp khó khăn. Vì vậy, DN phải chủ động một cách năng động trong việc thiết lập một chương trình quản trị rủi ro thích hợp. Nhưng vấn đề đặt ra là DN phải xây dựng tính cho được độ co giãn do thay đổi tỷ giá hay còn gọi là độ lệch chuẩn. Từ đó, chúng ta có thể đo lường doanh thu, chi phí nó nhạy cảm như thế nào đối với những thay đổi của tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa. Khi đã đo lường được thì việc lựa chọn để sử dụng các hợp đồng phái sinh như giao sau, kỳ hạn, quyền chọn… để phòng ngừa rủi ro sẽ hợp lý và hiệu quả hơn. Người quản trị rủi ro là phải biết đo lường
tỷ giá thay đổi. Nếu tỷ giá thay đổi thì bên thu về là dịng thu thuần nó thay đổi như thế nào? Và giá cả ra sao? Nếu như một tháng sau USD rớt giá thì ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu của công ty và tác động đến các khoản thanh tốn của DN. Vì thay đổi tỷ giá ảnh hưởng tính thanh khoản của DN.