Lãi suất là công cụ điều tiết cân bằng cung cầu thị trường tiền tệ làm giảm áp lực lên tỷ giá:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 44 - 46)

- Từng giai đoạn chính sách tỷ giá vận hành như thế nào? Chúng ta biết, vận hành trong một nền kinh tế thị trường, tỷ giá cao hay thấp tùy thuộc vào quan hệ giữa

6 Cơng thức tính % thay đổi giá trị tỷ giá xem phụ lục

2.2.6 Lãi suất là công cụ điều tiết cân bằng cung cầu thị trường tiền tệ làm giảm áp lực lên tỷ giá:

giảm áp lực lên tỷ giá:

Lãi suất là giá cả của đồng vốn nên việc tăng lãi suất là nỗi lo của người sản xuất, bởi khơng chỉ làm tăng chi phí đầu vào mà họ cịn chịu tác động kép từ việc lãi suất ảng hưởng đến các yếu tố khác trong kinh doanh. Năm 2008, lãi suất liên ngân hàng có lúc đã lên tới 20%, trong đó các ngân hàng nhỏ phải chịu lãi suất cao hơn mức bình thường từ 4% đến 5%. Một số ngân hàng tăng lãi suất huy động không thời hạn từ 3-4% lên 9-10%. Đây là những dấu hiệu chứng tỏ tình trạng khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đang trở nên trầm trọng8.

Theo quyết định dỡ bỏ trần lãi suất huy động và tăng lãi suất cơ bản năm 2008 của NHNN đã giúp cải thiện thiếu hụt thanh khoản cho ngân hàng, đồng thời giảm bớt áp lực cho tỷ giá. Chúng ta hãy xem minh họa hình 2.7 biểu đồ cho thấy NHNN đã nới lỏng chính sách tiền tệ. Từ trước đến nay, NHTM áp dụng lãi suất trần do NHNN ấn định trong khi điều kiện của các ngân hàng có khi rất khác nhau, đặc biệt là chi phí kinh doanh. NHNN đã có quyết định mạnh dạn việc nới lỏng chính sách tiền tệ là ấn định mức trần lãi suất cho vay thống nhất. Đây là bước khởi đầu để tiến tới việc ấn định

lãi suất cơ bản. Áp dụng lãi suất cơ bản có nghĩa là xu hướng dỡ bỏ những áp đặt, can thiệp, kiểm sốt hành chính. Mục tiêu cuối cùng là để thị trường tự quyết định lãi suất thích hợp cho nền kinh tế, NHNN chỉ can thiệp một cách gián tiếp vào thị trường này.

Hình 2.7:Biểu đồ NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Sự hình thành được lãi suất cơ bản trong thời gian qua cũng chỉ mới là bước đầu của tự do hóa lãi suất, sự linh hoạt theo quan hệ cung cầu về vốn phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Trước đây vấn đề lãi suất cơ bản khơng được nói đến là do những hạn chế như thị trường tiền tệ chưa phát triển đầy đủ, hệ thống ngân hàng cịn non yếu.

Ngồi ra, lãi suất tiền gửi tiết kiệm là đồng tiền nối liền khúc ruột nên mỗi khi sử dụng nó ai cũng phải đắn đo, đặc biệt đối với người có chút tiền dư dả, muốn tìm thêm ít lợi nhuận từ việc gửi tiết kiệm ở ngân hàng thì người ta phải cân nhắc không chỉ lãi suất của từng loại tiền gửi, chủ yếu là giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, mà cịn tính đến các yếu tố có liên quan tác động vào hai đồng tiền này. Năm 2005, Thời báo Tài chính Việt Nam trích dẫn ước tính tỷ lệ người gửi tiết kiệm bằng VND chiếm khoảng 50%, gửi USD chiếm 35%, còn lại là gửi bằng vàng và các loại ngoại tệ khác. Gửi USD có được sự an tồn nhất là khi lạm phát tăng cao, lãi suất tuy thấp hơn VND, nhưng có thể được lợi nếu tỷ giá USD/VND biến động mạnh. Gửi VND có được lãi suất cao hơn nhưng lại chịu tác động bởi chỉ số giá tăng. Hơn nữa, gửi tiết kiệm VND cịn có nỗi lo đồng tiền trượt giá, cho nên nhiều người sẽ gửi tiết kiệm ngắn hạn là chủ yếu. Minh họa vấn đề này qua bảng 2.4 cho thấy lãi suất diễn biến từ năm 2004 cho đến

nay. Theo NHNN, lãi suất tăng ở năm 2008 là cách làm nhằm đối phó với tình hình lạm phát tăng cao.

Bảng 2.4:Diễn biến lãi suất từ tháng 08/2003 đến tháng 12/2009.

Ngày có hiệu lực Lãi suất cơ bản

(%/năm)

Lãi suất tái cấp vốn

(%/năm)

Lãi suất chiết khấu

(%/năm) 01/08/2003 - 5,0 3,0 03/2004 – 12/2004 7,5 5,0 3,0 01/2005 7,5 5,5 3,5 02/2005 – 05/2005 7,8 6,0 4,0 12/2005 8,25 6,5 4,5 01/2006 – 12/2006 8,25 6,5 4,5 01/2007 – 12/2007 8,25 6,5 4,5 01/02/2008 8,75 7,5 6,0 19/05/2008 12,0 13,0 11,0 11/06/2008 14,0 15,0 13,0 21/10/2008 13,0 14,0 12,0 05/11/2008 12,0 13,0 11,0 21/11/2008 11,0 12,0 10,0 05/12/2008 10,0 11,0 9,0 22/12/2008 8,5 9,5 7,5 01/02/2009 7,0 8,0 6,0 01/12/2009 đến nay 8,0 8,0 6,0

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (đây là tác giả đã tổng hợp, chi tiết xin xem phụ lục 3). (-): lãi suất cơ bản năm 2003 chưa có áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận dạng và bình luận chính sách tỷ giá ở việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)