Theo đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và
định hướng 2020” do Cục Chế biến, Thương mại nơng lâm thủy sản và nghề muối
chủ trì soạn thảo đã được Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn phê duyệt cĩ
những nét chính về phương hướng, giải pháp như sau: − Về phương hướng:
Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên cơ sở khai thác tối
đa lợi thế so sánh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu và nội địa;
Phát triển tồn diện, bền vững, hiện đại hĩa đồng bộ các khâu: sản xuất nơng nghiệp – chế biến cơng nghiệp – giao dịch thương mại. Đến năm 2020, tồn bộ sản phẩm cà phê Việt Nam được sản xuất – chế biến hợp chuẩn, hợp quy, giao dịch bình đẳng tại các sàn giao dịch trong nước và nước ngồi với giá bán ngang bằng hoặc cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường;
Hạn chế tối đa những thiệt hại đối với ngành cà phê do sự biến động bất lợi
của thị trường thế giới; gĩp phần ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập của người trồng cà phê; nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế; đĩng gĩp đáng kể vào quá trình cơng
nghiệp hĩa, hiện đại hĩa Đất nước.
− Về giải pháp: đề án nêu 6 nhĩm giải pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược phát triển thị trường, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản phẩm hướng đến các thị trường cĩ giá trị gia tăng cao
Thứ hai, ổn định diện tích trồng cà phê theo quy hoạch; thực hành các quy trình canh tác bền vững
Thứ ba, tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hố sản phẩm chế biến; xây
dựng và khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam trên trường Quốc tế
Thứ tư, xây dựng hệ thống tiêu thụ cà phê hiện đại, thích ứng với q trình giao dịch mua bán trong nước và quốc tế
Thứ năm, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, tạo liên kết, gắn bĩ lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ
Thứ sáu, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành cà phê phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh
Tổng dự tốn vốn đầu tư tồn xã hội để thực hiện Đề án nâng cao năng lực
cạnh tranh cà phê Việt Nam đến 2015 là 32.759 tỷ đồng.
Như vậy, qua phương hướng, nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam chúng ta nhận thấy Chính phủ và các cơ quan nhà nước tập trung vào các giải pháp tổng thể và khá hồn chỉnh cho ngành cà phê Việt Nam từ khâu trồng trọt, chế biến và tiêu thụ sản phẩm như quy hoạch vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, vấn đề thương mại sản phẩm, xây dựng thương hiệu … cho ngành cà phê Việt Nam.
Đứng trên gĩc độ của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê, tác giả đề ra
các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qủa thực hiện của đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam đến 2015 và định hướng 2020” từ việc
phân tích, đánh giá về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chủ yếu trong ngành như sau.