Các chính sách ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê việt nam (Trang 39 - 41)

2. Phân tích mơi trường vĩ mơ

2.1 Các chính sách ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê ở Việt Nam

Trong những năm qua xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng trưởng với tốc

độ nhanh là nhờ cĩ những chính sách phát triển thương mại của Nhà nuớc với nhiều

sự thay đổi quan trọng tạo tiền đề phát triển của ngành cà phê. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này phần lớn là nhờ chính sách mở cửa cho phép tất cả các DNNN, tư nhân tham gia vào thị trường, khuyến khích doanh nghiệp nước ngồi tham gia xuất khẩu cà phê trực tiếp.

Bên cạnh đĩ, ngành cà phê Việt Nam cĩ nhiều đặc điểm riêng biệt so với các

ngành hàng nơng lâm nghiệp khác. Rất nhiều chính sách áp dụng trong một thời gian dài đối với các mặt hàng gạo, chăn nuơi, rau quả ... nhưng gần như khơng được áp dụng đối với ngành hàng cà phê như quy định đầu mối xuất khẩu, hàng rào thuế quan cao, qui định hạn ngạch xuất khẩu. Hơn nữa, sự phát triển của ngành hàng cà phê Việt Nam trên thực tế diễn ra chậm hơn so với nhiều mặt hàng khác nên được hưởng những chính sách đã được điều chỉnh sát với thực tế hơn và vì thế thơng

thống hơn như luật đất đai, thuế nhập khẩu phân bĩn và nhiều vật tư đầu vào khác. Từ năm 2000 đến nay, các chính sách của nhà nước liên tục được ban hành

nhằm khắc phục những ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng giá gây ra và định

hướng phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam. Các chính sách bao gồm:

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tăng lượng hàng xuất khẩu thơng qua chính sách thưởng xuất khẩu;

cùng với các chính sách tín dụng ưu đãi như khoanh nợ, giãn nợ, lãi suất … cho các đối tượng tham gia trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê;

- Thực hiện việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số, giảm thuế đất nơng nghiệp 50% cho

các hộ trồng cà phê…;

Việc hỗ trợ trên đã gĩp phần thúc đẩy người trồng cà phê, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê cĩ thể đứng vững được trong những thời điểm khĩ khăn, cĩ sản phẩm xuất khẩu mới và thị trường mới, nâng cao hiệu quả cà phê xuất khẩu và vẫn duy trì được vị trí là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới.

Trong những năm gần đây, khi là thành viên thứ 150 của WTO, chính phủ đã cĩ nhiều chính sách để phát triển ngành cà phê một cách bền vững như việc:

- Ban hành quy định chất lượng cà phê xuất khẩu mới. Hiện nay, chúng ta đã cĩ tiêu chuẩn Nhà nước TCVN 4193:2005 đã được ICO cơng nhận;

- Sắp xếp lại tổng cơng ty cà phê Việt Nam trong năm 2006 – 2007 nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị này;

- Định hướng sản xuất cà phê chất lượng cao và bền vững, thay thế dần phương

thức sản xuất cũ với đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cà phê Việt Nam đến

2015 là 32.759 tỷ đồng. Ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ODA để sản xuất cà phê bền vững, đầu tư thâm canh trọng điểm 200.000 ha cà phê robusta ở Đaklak,

Lâm Đồng, Gia Lai, Đaknơng và 6.000 ha cà phê arabica ở các tỉnh Lâm Đồng, miền Tây Quảng trị, Thừa Thiên Huế và Sơn La.

- Tạo điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống giao dịch, ký gửi cà phê đảm bảo

đầy đủ tính pháp lý, cơng khai, minh bạch, tạo điều kiện mang lại nhiều giá trị

hơn cho người trồng cà phê. Chính sách khuyến khích tiêu thụ cà phê thơng qua hợp đồng giữa các doanh nghiệp với người sản xuất;

- Mở rộng và nâng cấp hệ thống thơng tin chuyên ngành để giúp cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu thụ sản phẩm;

- Hỗ trợ kinh phí lập dự án phát triển hạ tầng thương mại đối với cà phê và hỗ trợ

đầu tư phát triển giống cà phê như việc hỗ trợ doanh nghiệp được vay vốn tín

dụng ưu đãi để xây dựng các sàn giao dịch, các trung tâm ký gửi cà phê và cho

các dự án đầu tư sản xuất, chế biến cà phê ;

- Các chính sách, hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thơng qua Hiệp hội ngành hàng. Chuyển từ chính sách can thiệp thị trường, trợ cấp xuất khẩu sang hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, như: thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngồi, tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm.

- Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê thành lập quỹ bảo hiểm ngành hàng, cho phép các doanh nghiệp đuợc tham gia thị

trường kỳ hạn để phịng hộ giá trên thị trường hạn LIFFE, NYBOT với các mơi giới là Ngân hàng TECHCOMBANK, BIDV .. để hạn chế rủi ro trong sản xuất và kinh doanh trước những biến động tiêu cực của thị trường cà phê thế giới.

Các chính sách này đã giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê xuất khẩu cĩ điều kiện thu mua cà phê từ người trồng cà phê, tạo ra được một kênh phân phối tốt hơn cho việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)