3.3.4.1. Đảm bảo nguồn tài chính hiệu quả cho phát triển đường bay
Trên cơ sở và nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và nhu cầu đầu tư mở rộng phát triển sản xuất tới năm 2010-2015, chiến lược phát triển nguồn vốn tập trung vào những điểm sau:
Trước hết, phát triển và tích tụ vốn theo hướng tập đồn kinh tế, bảo tồn và phát triển vốn chủ sở hữu đạt tối thiểu 30% tổng vốn kinh doanh, tổng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ đạt khoảng 3000-3500 tỷ đồng vào những năm 2005, khoảng 7000 tỷ đồng vào năm 2010, 14000 tỷ vào năm 2015. Tập trung ưu tiên nguồn lực tài chính vào đầu tư phát triển đơị máy bay và cơ sở hạ tầng đảm bảo bay và kinh doanh. Tăng tỷ lệ tài sản sở hữu lên mức 40-50% tổng giá trị tài sản khai thác nhằm đảm bảo khả năng tự chủ về vốn và giảm chi phí khai thác.
Đồng thời, đa dạng hố cơ cấu sở hữu vốn, đa dạng hố các nguồn huy động vốn bao gồm vốn huy động từ ngân sách Nhà nước, vốn huy động trên các thị trường tài chính trong và ngồi nước, vốn huy động từ các nguồn viện trợ phát triển và hỗ trợ kỹ thuật, vốn huy động từ cán bộ cơng nhân viên chức trong tồn hãng, vốn tích luỹ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn do phát hành cổ phiếu,trái phiếu, vốn vay thơng qua các tổ chức tín dụng xuất khẩu, vốn tài trợ, vốn liên doanh, liên kết. Đảm bảo vốn sở hữu Nhà nước phải chiếm tối thiểu 51% tổng vốn tự cĩ của tồn bộ hãng riêng vốn vận tải hãng là 70-75%.
Bên cạnh đĩ, chuyển từ cơ chế quản lí vốn theo phương thức hành chính như đang áp dụng trong hãng hiện nay sang cơ chế quản lí và kinh doanh vốn thơng qua các định chế tài chính và đầu tư (ngân hàng, cơng ty tài chính, quĩ đầu tư).
Phát huy tối đa nội lực nhằm đảm bảo tự cân đối một phần vốn và tăng thêm tính chủ động, khả năng thu hút nguồn vốn từ bên ngồi; tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ thơng qua các cơ chế chính sách và tạo nguồn vốn nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng và tăng tỷ lệ đội máy bay sở hữu.
Tiếp cận và tham gia chủ động vào các thị trường vốn thương mại trong và ngồi nước để lựa chọn các hình thức giải pháp huy động vốn khả thi và cĩ chi phí vốn
thấp nhất; tranh thủ các cơ hội để thu hút các nguồn vốn ODA, FDI…vốn hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các nhà sản xuất và cung ứng để đảm bảo một phần vốn cho các dự án đào tạo phi cơng cơ bản, cán bộ kỹ thuật, khai thác, cán bộ quản lý. Củng cố và phát triển các liên doanh, liên kết đối với các dự án đầu tư cĩ khả năng thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý.
Cuối cùng là phải tập trung ưu tiên vốn cho đầu tư phát triển tài sản dài hạn (đặc biệt là máy bay, động cơ, phụ tùng máy bay, cơ sở hạ tầng kỹ thụât và khai thác máy bay) trên cơ sở kết hợp các nguồn vốn huy động.
3.3.4.2. Xây dựng một chính sách giá linh hoạt, cạnh tranh
Chính sách giá nĩi chung và đường bay tới Mỹ cần cải tiến sao cho thuận lợi và phù hợp nhất với khách hàng. Cần nghiên cứu kỹ các yếu tố như đối tượng khách hàng, mùa khai thác, giai đoạn của thị trường, chu kỳ sản phẩm, giá của các hãng đối thủ để cĩ thể cĩ các mức giá phù hợp, tần suất khai thác, ví dụ như giá cho đối tượng là hành khách đi thăm thân nhân, giá cho khách du lịch, khách là sinh viên du học sinh, kinh doanh, vé một chiều, hai chiều, mùa cao điểm, thấp điểm…
Nghiên cứu kỹ chính sách giá của các hãng cạnh tranh để đưa ra được những đối sách thích hợp, cĩ tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên chính sách giá cần được xây dựng trên tinh thần hợp tác với các hãng hàng khơng khác trên địa bàn khai thác để tránh những cạnh tranh bất lợi về giá.
Xây dựng một quy định phù hợp về chính sách giá cước vận tải, khẳng định rõ những nguyên tắc xây dựng giá và áp dụng trong tồn hệ thống. Đề ra một hệ thống giá cả hợp lý với nhiều mức giá khác nhau để phù hợp với từng loại khách hàng với mục đích lấp đầy chỗ trống trên máy bay. Đa dạng hệ thống giá đi đơi với kiểm sốt đánh giá hiệu quả của chính sách giá. Giai đoạn đầu tại thị trường Mỹ cần áp dụng chiến lược giá khuyến mại và trong dài hạn VNA phải duy trì chính sách giá cạnh tranh. Chính sách giảm giá hay tặng vé miễn phí cho những khách hàng thường xuyên cần được coi trọng để mềm dẻo hơn và cĩ sức cuốn hút hơn.