Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 36 - 43)

2.1 Giới thiệu sơ lược về chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sài Gòn

2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Sài Gòn

Bảng 2.1 Số liệu hoạt động kinh doanh chi nhánh BIDV Sài Gòn trong giai đoạn 2009-2012 CHỈ TIÊU ĐVT 2009 2010 2011 2012 I. TỔNG TÀI SẢN Tỷ đồng 5.324 5759 6.365 6.680 II. HUY ĐỘNG VỐN 1. HĐV cuối kỳ Tỷ đồng 4.125 5.397 6.085 6.419 2. HĐV bình quân Tỷ đồng 4.051 5.221 5.614 5.532 III. DƯ NỢ TÍN DỤNG 1. Dư nợ tín dụng cuối kỳ Tỷ đồng 4.095 5.088 5.568 5.625 2. DN tín dụng bình qn Tỷ đồng 4.005 4.533 5.12 5.262 CHỈ TIÊU ĐVT 2009 2010 2011 2012 IV. PHÍ DỊCH VỤ RỊNG Tỷ đồng 42,87 55,9 55,52 46,4

V. LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ Tỷ đồng 130,65 139 141 117

VI. NGUỒN NHÂN LỰC

1. Số lượng CB CNV Người 213 230 260 278

Nam Người 95 99 117 121

Nữ Người 118 131 143 157

2. CB CNV có trình độ đại học Người 161 184 198 216 3. Số cán bộ chủ chốt Người 44 50 59 59 4. Tuổi đời bình quân Người 28,5 27 28 28 5. Số CB CNV có trình độ Thạc sỹ Người 6 11 17 23

Nguồn: P.Kế hoạch Tổng hợp BIDV Sài Gòn các năm, 2009 - 2012

Đánh giá sơ bộ kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Sài Gòn: a. Tổng tài sản

Tổng tài sản tăng đều qua các năm, đến 31/12/2012 đạt 6.680 tỷ đồng, tăng 315 tỷ đồng, ước tính tăng 10,5% so đầu năm, trong đó nguồn vốn huy động chiếm 96% tổng tài sản, tốc độ tăng tổng tài sản bình quân năm đạt 10%.

Hình 2.2 Tổng tài sản BIDV Sài Gòn trong giai đoạn 2009 – 2012 TỔNG TÀI SẢN 5,324 5,759 6,365 6,680 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2009 đến 2012 của BIDV Sài Gòn

Về cơ cấu tài sản nợ - tài sản có:

+ Cơ cấu huy động vốn trong các năm qua của Chi nhánh đã chuyển biến theo hướng tăng dần tính ổn định và bền vững, cụ thể các cơ cấu đến 31/12/2011 như sau: Huy động vốn cuối kỳ đạt 6.419 tỷ đồng, tăng 34,7%, cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn/tiền gửi có kỳ hạn đạt 22/78, tỷ trọng Trung dài hạn/Ngắn hạn đạt 15/85 thấp hơn so 2010 (20/80), duy trì ở mức 886 tỷ, góp phần nâng cao hiệu quả

kinh doanh. BIDV Sài Gòn là một trong mười chi nhánh của hệ thống BIDV tự cân đối nguồn cho vay và thặng dư tiền gửi.

+ Tổng dư nợ cho vay đến thời điểm 31/12/2012 đạt 5.625 tỷ tăng +480 tỷ (tương đương tăng 9,44%) so cuối năm 2011. Các cơ cấu đảm bảo định hướng kế hoạch, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn từ 25% xuống gần 23%, tăng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; đẩy mạnh tài trợ xuất nhập khẩu để bán chéo sản phẩm, tăng hàm lượng sử dụng dịch vụ.

b. Hoạt động huy động vốn

− −−

− Ngay từ khi thành lập, huy động vốn được xác định là sản phẩm mũi nhọn, là hoạt động trọng tâm của Chi nhánh. Huy động vốn tăng trưởng tương đối tốt về quy mô lẫn tốc độ trong điều kiện nguồn vốn huy động trên địa bàn và trong hệ thống khó khăn. Đồng thời có sự chuyển dịch cơ cấu tiền gửi theo hướng tích cực và duy trì tỷ trọng vốn dân cư cao. Cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch theo hướng bền vững, ổn định, tăng tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn. Tổng nguồn vốn huy động tăng 2.294 tỷ đồng, từ 4.125 tỷ đồng năm 2009 lên 6.419 tỷ đồng vào năm 2012. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn trong giai đoạn 2009-2012 ln cao hơn chỉ tiêu hệ thống.

Hình 2.3 Huy động vốn trong giai đoạn 2009 – 2012

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2009 2010 2011 2012 HUY ĐỘNG VỐN HĐV cuối kỳ HĐV bình quân

Nguồn: Báo cáo KQ HĐKD của BIDV Sài Gòn qua các năm 2009-2012

− −−

− Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cộng với sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trên địa bàn, công tác huy động vốn của Chi nhánh cũng chịu

ảnh hưởng nhất định, tuy nhiên với nỗ lực và sự năng động của tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh, nhìn chung nền vốn của Chi nhánh vẫn giữ ổn định. Huy động vốn bình quân trong năm 2012 của Chi nhánh vẫn đạt ở mức cao, nói lên tính ổn định của nguồn vốn huy động, góp phần đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống trong giai đoạn khó khăn về nguồn vốn.

− −−

− Sau giai đoạn tăng trưởng nóng về nguồn vốn trong các năm trước đây, trong năm 2012 trước sự diễn biến phức tạp của nền kinh tế, Chi nhánh đã thực hiện tái cơ cấu nền vốn, theo đó giảm dần tiền gửi của các khách hàng lớn không thường xuyên, tăng tiền gửi của các khách hàng nhỏ ổn định, nhằm gia tăng tính ổn định và bền vững của nền vốn, gắn với hoạt động bán lẻ đối với cá nhân và bán chéo sản phẩm đối với doanh nghiệp. Với định hướng ngân hàng bán lẻ, việc tái cấu trúc nền vốn thông qua huy động từ khách hàng cá nhân là bước đi đúng đắn và cần thiết trong điều kiện hiện nay. Đạt được kết quả tăng trưởng huy động vốn dân cư ấn tượng là do Chi nhánh có chính sách điều hành lãi suất linh hoạt, các chương trình quảng cáo KM đa dạng, công tác phục vụ và tiếp thị tại quầy được thực hiện tốt.

c. Hoạt động tín dụng

− −−

− Tổng dư nợ cho vay đến 2012 đạt 5.625 tỷ đồng, tăng 57 tỷ đồng so với 2011 và tăng hơn 1.500 tỷ đồng so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2009-2012 đạt 17%/năm.

Hình 2.4 Hoạt động cho vay trong giai đoạn 2009-2012

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 2009 2010 2011 2012 DƯ NỢ TÍN DỤNG Dư nợ tín dụng cuối kỳ Dư nợ tín dụng bình qn

Nguồn: Báo cáo tài chính của BIDV Sài Gịn qua các năm 2009-2012

− −−

− Cơ cấu cho vay thay đổi rõ nét qua các năm, thể hiện định hướng bán lẻ, với đối tượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tỷ

trọng cho vay ngoài quốc doanh theo xu hướng tăng, chiếm tỉ trọng trên 80% trong tổng dư nợ. Cho vay chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất, thương mại, tài trợ xuất nhập khẩu, khách hàng có hàm lượng sử dụng dịch vụ cao, đảm bảo mục tiêu đòn bẩy phát triển DV ngân hàng. Các cơ cấu tín dụng của Chi nhánh vẫn ở mức tiên tiến so với hệ thống và đảm bảo hồn thành kế hoạch hội sở chính giao, cụ thể tỷ trọng cho vay trung dài hạn/Tổng dư nợ đạt 16,7%, tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh/Tổng dư nợ đạt 82,6%, tỷ trọng cho vay có TSĐB/Tổng dư nợ đạt trên 75%.

− −−

− Mặc dù nền kinh tế trong năm qua có nhiều diễn biến phức tạp nhưng chất lượng tín dụng của Chi nhánh vẫn được kiểm soát tốt, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tiếp tục duy trì ở mức chấp nhận được.

− −−

− Qua biểu đồ tình hình hoạt động cho vay trong thời gian qua cũng cho thấy dư nợ của BIDV Sài Gòn đang dần đi vào tăng trưởng ổng định, điều này cũng phù hợp trong điều kiện kinh tế vĩ mơ phức tạp, doanh nghiệp khó khăn, các cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực.

− −−

− Xét dư nợ phân theo ngành nghề kinh tế dựa trên việc phân nhóm thành 10 ngành kinh tế chính cho thấy ngành công nghiệp tàu thủy, ngành thép, ngành giấy, ngành điện và ngành xây lắp là 5 ngành có dư nợ lớn nhất. Điều đáng lưu ý là ngành cơng nghiệp đóng tàu có dư nợ lớn nhất, trong khi ngành này đang gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới. Ngành thép là ngành có dư nợ lớn thứ hai, cũng là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Nguyên nhân là do BIDV Sài Gòn chưa xây dựng được cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng theo ngành nghề, theo khách hàng.

− −−

− Xét cơ cấu cho vay theo đối tượng bán lẻ và bán bn, có thể thấy rằng cho vay bán lẻ tuy hao phí nhân lực nhưng bù lại phân tán được rủi ro và giá bán (lãi suất cho vay) thường cao hơn cho vay bán bn, tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV Sài Gịn cịn thấp (ước đạt khoảng 10%/TDN). Ngun nhân chính là do mơ hình tổ chức bán lẻ chưa tách bạch rõ ràng bộ phận quan hệ khách hàng bán lẻ và bán buôn nên dẫn đến thực tế hoạt động, bộ phận quan hệ khách hàng có xu hướng quan tâm đẩy mạnh cho vay bán bn để nhanh chóng hồn thành kế

hoạch được giao. Mặt khác, sản phẩm tín dụng bán lẻ chưa đa dạng, hiện nay mới tập trung ở một số sản phẩm chính: cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, cho vay mua đất, cho vay mua ơ tơ. Nhiều sản phẩm tín dụng bán lẻ khác chưa được phát triển mạnh hoặc chưa được quan tâm như cho vay hộ kinh doanh cá thể, cho vay du học… Nguyên nhân do BIDV Sài Gòn chưa xây dựng được cơ cấu danh mục đầu tư tín dụng theo các sản phẩm bán lẻ.

− −−

− Ngồi ra, cịn một số vấn đề cần quan tâm như số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng quy mơ tín dụng, ý thức cán bộ làm cơng tác tín dụng chưa cao; cơng tác kiểm tra, kiểm sốt của các cấp lãnh đạo còn chưa tốt.

d. Hoạt động dịch vụ thanh toán

Bao gồm thanh toán trong nước, bảo lãnh, thanh toán quốc tế và các dịch vụ bán lẻ khác (bao gồm cả tài trợ thương mại). Tính đến 31/12/2012, tổng phí dịch vụ thanh tốn đạt 41 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2011. Ảnh hưởng từ suy thoái chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp thu hẹp hoạt động kinh doanh dẫn đến hoạt động thanh tốn trong nước ít nhiều bị ảnh hưởng. Chi tiết như sau:

Bảng 2.2 Số liệu hoạt động dịch vụ tại BIDV Sài gòn

Đvt: tỷ đồng

2009 2010 2011 2012

Tổng phí DV 36,876 40,356.46 43,355.58 40,888.11

Chi tiết từng sản phẩm dịch vụ

Thanh toán trong nước 10,012 10,891.34 15,574.21 8,810.29 Thanh toán quốc tế 15,750 13,649.68 14,160.50 17,951.35 Bảo lãnh 10,454 14,754.14 12,603.13 12,894.14 Dịch vụ khác 660 1061,3 1017,15 1212.79

Nguồn: Báo cáo KQ HĐKD của BIDV Sài Gòn qua các năm 2009-2012

+ Dịch vụ thanh toán trong nước: Doanh số thanh tốn cao, phí thu được

tương đối ổn định năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên dịch vụ thanh toán trong nước chủ yếu là phục vụ khách hàng và hỗ trợ bán chéo các sản phẩm chính khác như huy động vốn, tín dụng, thanh tốn quốc tế…v.v.

+ Dịch vụ thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán quốc tế qua các năm không ngừng được gia tăng về số lượng và chất lượng. Năm 2009, phí thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 15,8 tỷ đồng, tuy nhiên các năm 2010, 2011, do tình hình khó khăn của nền kinh tế thế giới cũng như ảnh hưởng đến Việt Nam nên phí thu từ dịch vụ thanh tốn quốc tế có phần chững lại và gần như không tăng trưởng. Tuy nhiên cơ cấu dịch vụ thanh toán quốc tế đã chuyển dịch một phần từ phục vụ các doanh nghiệp nhập khẩu sang các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm giảm tình hình mất cân đối về nguồn ngoại tệ phục vụ khách hàng tại Chi nhánh.

Nhìn chung, các sản phẩm chuyển tiền quốc tế trong năm qua đã giảm do bị ảnh hưởng của sự khủng hoảng tài chính tồn cầu, tuy nhiên dịch vụ thanh toán quốc tế vẫn luôn là hoạt động dịch vụ mũi nhọn tại Chi nhánh; thu phí thanh tốn quốc tế, tài trợ thương mại luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ ròng; nhưng so với các NHTM trên địa bàn thì hoạt động thanh tốn quốc tế của Chi nhánh vẫn còn chiếm thị phần thấp và phần lớn phụ thuộc vào khách hàng có quan hệ tín dụng, chưa thật sự đa dạng khách hàng ở mọi ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu.

Do nguồn nhân lực tại chi nhánh phần lớn tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ nên thực tế tác nghiệp vẫn còn để xảy ra một vài sai sót chủ quan, gây mất thời gian và giảm uy tín với khách hàng. Trong thời gian tới, chi nhánh cần sớm có biện pháp khắc phục để có thể cung ứng dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh chóng, an tồn và chính xác nhằm nâng cao uy tín của BIDV Sài Gịn đối với khách hàng. Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam có hệ số tự tài trợ thấp, do đó nguồn vốn mua nguyên vật liệu làm hàng xuất khẩu từ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không cao, đa số là vốn vay ngân hàng. Chỉ những khoản mà hàng hóa hình thành từ vốn của doanh nghiệp mới có khả năng chiết khấu, các khoản mà hàng hóa hình thành từ vốn vay và dùng để đảm bảo nguồn thanh tốn cho món vay đó thì khơng thể dùng bộ chứng từ để chiết khấu. Chính vì vậy, doanh số chiết khấu bộ chứng từ so với doanh số các loại hình tài trợ xuất nhập khẩu khác là không đáng kể.

e. Các dịch vụ khác

Nhìn chung, cơ cấu thu dịch vụ của Chi nhánh chưa đa dang, chủ yếu là thu từ các sản phẩm truyền thống, gắn chặt với hoạt động tín dụng; thu từ các sản phẩm mới chiếm tỷ trọng thấp; sản phẩm phái sinh bước đầu được triển khai; thu từ các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng: tư vấn phát hành trái phiếu, tư vấn tài chính, mơi giới,...chưa có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)